Tôn giáo tín ngưỡng

Một phần của tài liệu hoàng công chất từ nhân vật lịch sử đến nhân vật truyền thuyết (Trang 46)

1. Điện Biê n Mảnh đất lưu truyền những truyện kể về Hoàng Công Chất

1.2.2. Tôn giáo tín ngưỡng

Do chủ động về tưới tiêu nên người Thái nuôi cá ngay trong ruộng lúa, cá vừa ăn sâu bọ, cỏ dại, vừa sục bùn cho tốt lúa. Cho nên, món dâng cóng trong lễ cơm mới bao giê cũng có xôi trắng và cá nướng. Món cá là biểu hiện của lòng hiếu khách.

Những dòng suối cũng đóng vai trò quan trọng trong tâm linh con người. Suối được coi là vật nữ tính: “Con suối” (Me nặm). Suối lại là nơi trú ngụ của thần nước (thường ở những đoạn nước cuốn thành vực), do vậy hằng năm, khi làm lễ cóng “Xên bản” vào mùa xuân, người ta tổ chức ngay trên bờ vực nước đó.

Những yếu tố địa lý, điều kiện tự nhiên, đời sống văn hoá đã có ảnh hưởng rõ nét đến sự hình thành tính cách đặc trưng của con người Điện Biên. Cũng như hầu hết các dân téc trong vùng, người Thái ở Điện Biên nói riêng và Tây Bắc nói chung sống rất chân thật, giản dị và hoà thuận.Trong gia đình, trong bản không bao giê thấy người ta to tiếng với nhau. Khi khó khăn đói kém, người ta sẵn sàng chia sẻ cho nhau từng miếng cơm, manh áo. Có thể thấy rằng, nếp sống hoà thuận, tôn trọng

người già, thương yêu con trẻ và luôn giúp đỡ nhau là điểm chung của các dân téc trong vùng. Các dân téc trong vùng đều có tín ngưỡng “mọi vật có linh hồn”, một loại tín ngưỡng mà mọi dân téc trên hành tinh đều trải qua. Có đủ loại hồn và các loại thần (Thần sông núi, suối khe, đá, cây...). Các bộ phận trên cơ thể con người cũng có hồn. Người Kinh cho rằng có ba hồn - bẩy vía (Nam) và ba hồn – chín vía (Nữ). Người Thái có đến 80 hồn (Xam xíp khoăn mang nỏi. Hả xíp khoăn mang lăng) nh hồn tóc, hồn lông mày, lông mi, tai, mòi... Người chết không biến mất mà trở về sống ở bản của tổ tiên. Do mọi vật đều có hồn nên cần phải cư xử với chóng nh trong quan hệ với người.

Các vấn đề tín ngưỡng và tôn giáo của các dân téc cũng là địa hạt nghiên cứu của văn hoá. Trên mỗi chặng đường tiến hoá của từng dân téc, người dân đều có những khuynh hướng sùng bái vật tổ, vật thiêng. Rồi những thuyết vạn vật hữu linh, đa thần hay độc thần, dần dần chịu những ảnh hưởng các lý thuyết Phật và Đạo... Đặc biệt mỗi dân téc đều có những ma, những thần siêu trần và bí Èn có ảnh hưởng đến những tục lệ, những sự kiêng kị, những điều bói toán, thờ cóng...

Liên quan đến vấn đề tín ngưỡng có vấn đề phong tục tập quán, vấn đề tổ chức xã hội, những tập tục ma chay, cưới xin...Những nề nếp sinh hoạt trong cả một vòng đời người, có liên hệ đến thế giới ngày xưa và thế giới mai sau, chính là biểu hiện văn hoá sinh động nhất.

Có thể nói, đây mới chỉ là những nét chấm phá nhỏ trong hoàn cảnh lớn lao, hoành tráng và mang đậm tính dân gian.

Một phần của tài liệu hoàng công chất từ nhân vật lịch sử đến nhân vật truyền thuyết (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w