2. Truyền thuyết Hoàng Công Chất – những mô típ nổi bật
2.2. Mô típ chọn đất xây thành
Trong kho tàng truyền thuyết Việt Nam, hầu như không có truyền thuyết nào lại không mô tả hành trạng cùng những chiến công phi thường của người anh hùng và những mô típ khác nếu có thì cũng đóng vai trò là sự chuẩn bị hoặc nhấn mạnh cho mô típ này mà thôi. “Chiến công phi
thường là mô típ trung tâm của tiểu loại truyền thuyết anh hùng chống giặc ngoại xâm” [45; 46] bởi sự miêu tả những chiến công của người anh hùng
chính là lý do tồn tại của truyền thuyết dân gian.
Theo tư duy và tín ngưỡng dân gian, sở dĩ người anh hùng lập nên được những chiến công phi thường vì họ vốn xuất thân từ cõi thần tiên. Trước cảnh cõi trần gian đang bị giặc ngoại xâm xâm chiếm, người dân bị tàn sát dã man, họ được giao nhiệm vụ xuống trần cứu nước, cứu dân.
Theo tư duy đó, đồng bào Thái Mường Thanh cho rằng Hoàng Công Chất do xuất thân từ cõi trời nên mới có một sức khoẻ lạ thường, tinh thông, mưu lược, có tài phán đoán mọi việc. Ông được thần linh giúp đỡ, báo mộng để chọn được nơi xây thành lý tưởng, có tầm vóc chiến lược, chống lại được mọi kẻ thù xâm lược từ bên ngoài vào, lại có đủ mọi điều kiện để binh lính sinh hoạt, đó chính là thành Bản Phủ. Tương truyền: sau khi đánh thắng giặc Phẻ, chiếm thành Tam Vạn, song xét thấy địa thế thành Tam Vạn không phù hợp với việc sử dụng các loại súng ống hiện đại, Hoàng Công Chất ngầm ý lùa chọn một thế đất khác nhưng vẫn chưa tìm được. Bỗng một đêm, có một vị thần hiện lên báo mộng, chỉ đường cho ông tìm được đến khu đất mới. Tại đó có một hồ nước nhỏ nhưng rất trong, trong hồ tự nhiên mọc lên một bông sen vàng (người Thái gọi là Pùa Căm). Thường thì hoa sen có màu trắng hoặc hồng, theo tín ngưỡng của đồng bào Thái thì đó là điềm lành, hoa sen vàng là tượng trưng cho ánh sáng ban mai, cho những gì tốt đẹp, sáng sủa đang chờ đợi ở phía trước
(Theo lời kể của ông Tòng Văn Hương- 74 tuổi ở xã Noong Luống -Điện Biên). Rõ ràng yếu tố thần linh lại một lần nữa được tác giả dân gian thể hiện trong truyền thuyết, thấy điềm báo lành, Hoàng Công Chất quyết định chọn khu đất có ao sen vàng để xây thành. Từ đó thành Bản Phủ đã trở thành khu căn cứ quân sự vững chắc có lợi thế về nhiều mặt. Hoa sen vàng tượng trưng cho ánh sáng ban mai hay đó cũng chính là cái gốc biểu tượng
tín ngưỡng thờ thần mặt trời của đồng bào dân téc Thái. Mô típ chọn đất xây thành ta đã gặp trong truyền thuyết về Lý Thái Tổ. Truyền thuyết kể rằng: Khi Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long có một con chã mẹ đi từ hướng Cổ Pháp vượt sông sang núi Nùng lót ổ đẻ. Vì vậy vua Lý chọn chỗ nói Nùng để đóng đô. Ngoài ra, việc chọn đất xây thành ta còn gặp trong truyền thuyết về Thục Phán, vua Thục ban đầu đóng đô ở Tã ( Uy Nỗ) nhưng đàn chã của ông cứ chạy sang Cổ Loa, vì vậy vua dời sang Cổ Loa để định đô. Rồi việc xây thành Cổ Loa của An Dương Vương cũng là do sự hiện diện của thần linh giúp đỡ – thần Rùa Vàng.
Như vậy, truyền thuyết dân gian dù tồn tại ở hình thức nào thì tất cả những huyền thoại Êy đều quay trở lại tô điểm cho vẻ kỳ vĩ, nên thơ của tầm vóc nhân vật trong lòng yêu mến thầm kín của nhân dân. Theo nhân dân, các nhân vật anh hùng trong truyền thuyết mỗi khi gặp rắc rối hay hoạn nạn đều được một lực lượng thần linh hiện lên giúp đỡ để kịp thời cho tai qua nạn khái hoặc để tiếp tục sự nghiệp mà nhân dân mong muốn. Ta có thể hiểu rằng, thần linh hay đó cũng chính là lòng dân ủng hộ, bảo vệ, che chở cho những nhân vật anh hùng. Quan niệm lịch sử của người dân xưa được bắt nguồn từ ý thức lấy yếu thắng mạnh, lấy thiện thắng ác, lấy chính nghĩa để thắng gian tà. Tất cả đều hướng về một mục đích cao cả là góp phần giữ gìn độc lập cho non sông đất nước.