Mô típ về sự hiển linh

Một phần của tài liệu hoàng công chất từ nhân vật lịch sử đến nhân vật truyền thuyết (Trang 60)

2. Truyền thuyết Hoàng Công Chất – những mô típ nổi bật

2.4. Mô típ về sự hiển linh

Trong trường kỳ lịch sử, để tồn tại, dân téc ta luôn phải đương đầu chống chọi với sức mạnh tàn phá ghê gớm của thiên nhiên, chống chọi và chiến thắng bao cuộc xâm lăng tàn bạo của kẻ thù xâm lược. Một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh để chiến thắng của nhân dân ta đó là niềm tự hào về quá khứ anh hùng, là niềm tin vào vận mệnh của non sông đất nước. Việc sùng bái, lưu truyền và ngợi ca những anh hùng có công với dân, với nước được dân gian nâng lên tầm linh khí núi sông. Hoàng Công Chất cũng giống nh những người anh hùng khác nh Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, Bà Triệu... từ lâu đã được nhân dân tôn làm bậc thần thánh đầy phép nhiệm màu để bảo vệ con dân, bảo vệ non sông đất nước. Niềm tin vào tín ngưỡng Êy được dân gian gửi gắm vào nhân vật anh hùng ngay cả khi họ đã qua đời trong nhiều câu chuyện bởi nhân dân tin rằng những người anh hùng Êy “sống làm tướng, thác làm thần” sẽ còn tiếp tục “âm phù” cho cộng đồng, xã tắc vào những lúc lâm nguy do thiên tai hoặc giặc dã.

Có thể coi mô típ “hiển linh” là sự gửi gắm niềm tin tôn giáo trong đời sống tâm linh của nhân dân, là phương tiện nghệ thuật hoá sức sống của truyền thống anh hùng trong các nhân vật chính của truyện thần thoại và truyền thuyết. Trong tâm thức của nhân dân, các vị anh hùng dân téc là sự kết

tinh của hồn thiêng sông núi là người được Trời phái xuống để cứu nước giúp dân. Khi chết họ lại hoá thành thần linh để âm phù cho các thế hệ con cháu.

Mô típ về sự hiển linh, theo GS. Kiều Thu Hoạch có những đặc điểm sau: “Thường được biểu hiện dưới hình thức những phép thiêng, thuật lạ

nhằm phát huy thêm tài năng, uy đức của nhân vật khi còn sống, và cuối cùng là để thực hiện không ngoài những công việc Ých nước lợi dân, hoặc đánh giặc, hoặc chống hạn...” [32; 146].

Mô típ về sự hiển linh của nhân vật Hoàng Công Chất, mặc dù chưa được một nhà khoa học nào sưu tầm, nghiên cứu, song trong quá trình viết bài tác giả luận văn đã đi điền dã xuống vùng đồng bào Thái sinh sống và được nghe khá nhiều câu chuyện về sự linh ứng của ông thánh họ Hoàng.

Theo lời của bà Lò Thị Sự (là người trông coi đền Bản Phủ) kể lại: Cứ mỗi khi thời tiết thay đổi, chuẩn bị có mưa to gió lớn, có một con Rắn từ trong gốc “cây Đoàn Kết” (gồm 3 cây Si, Đa, Đề ) bò ra, nhưng nó không làm hại ai mà chỉ bò xung quanh rồi lại chui vào sâu trong hốc cây. Có người thấy, cũng có người không thấy sự xuất hiện của con rắn, nhưng nhân dân cứ truyền tụng nhau và họ tin là có thật.

Một số bản kể khác cũng đề cập về sự hiển linh của nhân vật Hoàng Công Chất trong việc âm phù cho đời sau đánh thắng giặc xâm lược. Sù “âm phù” và “hiển linh” Êy được hiểu như là một sự giúp đỡ, sự tiếp truyền mưu lược và sức mạnh của người anh hùng đời trước cho con cháu đời sau chứ không phải là sự làm thay cho con cháu. Vì rằng, mỗi thế hệ đều có nhiệm vụ lịch sử mà thế hệ đó phải gánh vác, và nếu cần thì ông cha sẽ tiếp sức. Theo lời của cụ Lò Văn Đón kể lại thì trong cuộc kháng chiÕn chống Thực Dân Pháp xâm lược, vì phải hoạt động bí mật nên bộ đội ta đã trú quân ở đền Hoàng Công Chất trong một thời gian khá dài (Đền Hoàng Công Chất khi đó rậm rạp, um tùm, khu vực Noong Hẹt lúc bấy giê còn có cả thó dữ). Ngôi đền Hoàng Công Chất vốn đã rất linh thiêng nên chắc

chắn phải có một sự linh ứng nào đó để rồi tháng 5 năm 1954, cuộc kháng chiến chống Thực Dân Pháp hoàn toàn thắng lợi – một sự trùng lặp với sự kiện 200 năm về trước tháng 5 năm 1754.

Và đây là một câu chuyện có thật xảy ra tại đền: Theo lời kể của ông Lò Văn Inh năm 1990, đền Hoàng Công Chất được trùng tu, tôn tạo, trước ngày khởi công một tuần người ta thấy hai con voi không biết từ đâu xuất hiện, dạo xung quanh thành (trước đây thành Bản Phủ dưới thời Hoàng Công Chất nuôi rất nhiều voi, sau khi Hoàng Công Chất mất, đàn coi tự nhiên bỏ đi). Tiếp sau đó là người lái máy ủi san lấp, ủi lại ao hồ trong đền (trước đây ao hồ hình tròn, vuông, tam giác) sau khi làm việc một ngày thì ngay tối hôm đó, người lái máy ủi tự nhiên không ốm mà chết. Người dân Noong Hẹt cho rằng đó là sự hiển linh của Hoàng Công Chất, vì người cai thầu trước khi xây dựng đã không xin phép nên bị trừng phạt. (Lời kể của ông Lò Văn Đón – xã Noong Luống- Điện Biên).

Mô típ hiển linh xuất hiện khá nhiều và là một trong những mô típ cơ bản của tiểu loại truyền thuyết. Truyền thuyết về Bà Triệu: “Bà Triệu mất

đi nhưng hồn vẫn không tan. Đêm đêm, dân làng các vùng Bồ Đề, Phú Điều vẫn nghe văng vẳng trên không trung tiếng voi gầm, ngựa hí, và tiếng cồng dóng dả thu quân, đó là Bà Triệu hiển linh báo ứng. Năm Lý Bôn khởi nghĩa, nhà vua mộng thấy Bà Triệu hẹn giúp sức để tiêu diệt quân nhà Lương. Quả nhiên, trong một trận giao tranh, bỗng có cơn gió lốc nổi lên, giặc tối tăm mặt mòi, bị Lý Bôn đánh cho tan tác” [LV 265; 43].

Hay truyền thuyết về “Bố Cái Đại Vương” trong “Việt Điện U Linh” có ghi: “Khi Hưng mới chết đã hiển linh, thường hiện hình trong đám dân

quê, nghìn xe vạn ngựa trên khoảng ngọn cây nóc nhà. Mọi người ngẩng lên nhìn thấy rực rỡ như mây kết năm màu, văng vẳng tiếng đàn sáo ở trên trời, lại có tiếng hò hét, bóng cờ, tiếng trống, kiệu cáng sáng rực, tất cả đều thấy rành rành. Phàm trong thôn Êp có việc sợ hãi, việc vui mừng thì

trước đã có bậc dị nhân ban đêm đến bảo cho người hào trưởng biết. mọi người cho là thần, lập miếu ở phía Tây phủ Đô Hộ mà thờ cúng,cầu tạnh, cầu mưa, không có điều gì là không linh ứng” [LV 265; 43].

Nh vậy, những truyền thuyết dân gian thường có sự hiển linh âm phù. Trong tâm thức của nhân dân, các vị anh hùng là kết tinh của khí thiêng sông núi, là người trời giáng sinh để ra tay cứu trợ quốc thái, dân an. Khi chết đi lại hoá thành thần linh để đời đời âm phù con cháu “nghệ thuật bất tử hoá

đó khiến nhân vật vẫn là nhân vật lịch sử nhưng lung linh màu sắc thần thoại và ngưng đọng trong đó niềm ngưỡng mộ của nhân dân” [67; 58].

Mô típ hiển linh cũng đồng thời chứng minh cho nhân vật trong truyền thuyết là nhân vật chính nghĩa, nhân vật có vai trò đối với cộng đồng, với dân téc. Bởi có chính nghĩa, có vai trò tích cực thì nhân vật mới được âm phù, dương trợ, mới được thần và người cùng giúp sức. Đó là ước mong, là tình cảm yêu mến của nhân dân dành cho người anh hùng. Tác giả dân gian kể về sự hiển linh, giúp đỡ của người anh hùng cũng nhằm biểu hiện sự đồng tâm hiệp lực của các thế hệ anh hùng trong việc giữ nước, bảo vệ dân lành. Theo ông Đinh Gia Khánh đã từng nhận xét: “Các nhân vật anh hùng

được tôn lên làm thần linh đã sống trong nhân dân như là những sức mạnh tinh thần áp đảo uy thế của bọn xâm lược, như là những ánh hào quang chãi lọi soi đường cho dân téc tiến lên trong đêm dài của những thế kỷ mất nước. Các nhân vật anh hùng đựơc tưởng tượng lại như là một sự viện trợ tinh thần cho con cháu mỗi khi họ gặp khó khăn. Do đó, các anh hùng đời sau thường cầu viện anh hùng đời trước” [69; 132].

Do đặc điểm lịch sử đất nước, ngay từ thuở còn trong nôi đất nước ta đã là lịch sử dựng nước và giữ nước. Con người Việt Nam không chỉ chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt để phát triển sản xuất mà còn phải liên tục chống ngoại xâm. Cùng một lúc với Sơn Tinh dâng núi cao chặn Thuỷ Tinh thì Thánh Gióng cũng phải phi ngựa sắt, nhổ tre bên đường quất vào đầu

giặc Ân để bảo vệ bờ cõi non sông đất nước. Xây dựng và gìn giữ đất nước đã trở thành lẽ sống, là biểu tượng thiêng liêng cao cả mà cả cộng đồng suy tôn thờ phụng. Vì vậy, ở Việt Nam có một quy luật phổ biến: “lịch sử hoá

thần thoại”, các thần tự nhiên trong trong thần thoại khoác thêm bộ áo chiến

tranh và trở thành các vị thần lịch sử. Ngược lại, các vị anh hùng dân téc thường được bao phủ bởi vầng hào quang thần thánh lung linh. Những truyện nh “Sơn Tinh – Thuỷ Tinh”, “Lạc Long Quân - Âu Cơ” có cội nguồn là thần thoại, là đất và nước, nhưng sau được chuyển hoá thành truyền thuyết, gắn liền với lịch sử dân téc, cộng đồng. Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Phùng Hưng... và người anh hùng áo vải Hoàng Công Chất, vị anh hùng của đồng bào Thái Tây Bắc cũng vậy, khi mất đi đều hoá thành thần thánh, hiển linh, phù trợ cho dân, cho nước. Thời đại của truyền thuyết, thần thoại tuy không còn tồn tại nhưng tư tưởng “thần linh hoá” vẫn còn ngự trị, hoà trộn trong truyền thuyết. Bởi thế, các nhân vật lịch sử đều được “hoá thần”, mang màu sắc của thần mưa, thần sấm... giúp dân chống hạn, được tôn thờ, thờ cóng, trở thành các lễ hội hàng năm, vừa mang màu sắc của lễ hội nông nghiệp, lại vừa có màu sắc của lịch sử chống giặc ngoại xâm. Quan niệm sùng bái anh hùng mang màu sắc thần linh, tôn giáo, xét cho cùng, cốt lõi của nó xuất phát từ tấm lòng ngưỡng mộ, ngợi ca, là niềm tin của nhân dân với các vị anh hùng dân téc. Nhân dân muốn khẳng định những anh hùng Êy không chỉ sống trong trí tưởng tượng của họ mà sức mạnh Êy còn sống mãi trong đời sống thực của con cháu ngàn đời. Họ trở thành những bậc tiên tổ anh linh, là hiện thân của núi sông bất tử, với sức mạnh tinh thần bất diệt của dân téc Việt Nam. Lý tưởng hoá, thần thánh hoá các anh hùng dân téc là một đặc điểm nghệ thuật của thể loại truyền thuyết dân gian.

Một phần của tài liệu hoàng công chất từ nhân vật lịch sử đến nhân vật truyền thuyết (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w