Kiểu lùa chọn nhân vật

Một phần của tài liệu hoàng công chất từ nhân vật lịch sử đến nhân vật truyền thuyết (Trang 70)

4. Những phương diện cơ bản về hình thức nghệ thuật của truyền thuyết Hoàng Công Chất

4.2.1. Kiểu lùa chọn nhân vật

Truyền thuyết lịch sử kể về những nhân vật (sự kiện) có thật xảy ra trong lịch sử: những anh hùng chống ngoại xâm, những lãnh tụ nông dân khởi nghĩa, những danh nhân lịch sử, danh nhân văn hoá. Công việc của các tác giả dân gian khi sáng tác truyền thuyết không phải là hư cấu ra nhân

vật như khi sáng tác truyện cổ tích, mà là “lùa chọn những sự kiện, những

nhân vật có thật trong lịch sử, dựng lại diện mạo và tầm vóc của những sự kiện và nhân vật Êy, đồng thời lý tưởng hoá những người, những việc cần được ngợi ca, khôi phục lại những sự thật lịch sử bị che lấp” [47; 62].

Nhưng không phải bất cứ nhân vật lịch sử nào (bất cứ sự kiện lịch sử nào) cũng trở thành nhân vật trung tâm (sự kiện trung tâm) được truyền thuyết lịch sử tập trung phản ánh. Sự lùa chọn nhân vật lịch sử (sự kiện lịch sử) xuất phát từ quyền lợi, nguyện vọng, tư tưởng và tình cảm của nhân dân.

Hoàng Công Chất là một trong số những anh hùng nông dân của thế kỷ XVIII được nhân dân Tây Bắc lùa chọn, trở thành nhân vật chính của một hệ thống truyền thuyết. Cuộc đời và sự nghiệp của Hoàng Công Chất đã được sử sách ghi chép lại mặc dù rất Ýt ái. Do trong tư tưởng của những nhà nho lúc bấy giê bị chi phối nặng nề bởi quan điểm phong kiến chính thống. Cho nên đối với các anh hùng nông dân khởi nghĩa thì họ hoặc gạt bỏ không ghi chép, hoặc có Ýt nhiều thì cũng không vượt khỏi cái nhìn của giai cấp thống trị. Họ coi các nhân vật Êy là “đạo tặc”, là “phản nghịch”, là “giặc cỏ”. Nhưng cũng chỉ cần bấy nhiêu đó thôi cũng là một minh chứng cho thấy Hoàng Công Chất rất xứng đáng với sự tôn vinh, lòng kính trọng của nhân dân các thế hệ đời sau.

Chiến công đánh thắng giặc Phẻ, giải phóng Mường Thanh, cùng với những việc làm thiết thực có lợi cho đời sống nhân dân của Hoàng Công Chất mãi mãi được người đời ca ngợi. Tái tạo hình ảnh người anh hùng trong truyền thuyết chính là cách để nhân dân bày tỏ sự biết ơn, lòng kính trọng của mình đối với người anh hùng. Qua đó, truyền thống yêu nước đã kết tinh thành chủ nghĩa yêu nước của dân téc cũng được giữ gìn, nuôi dưỡng. Đúng như lời của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhận xét: “Những truyền thuyết

dân gian thường có một cái lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế hệ đã lý tưởng hoá, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình cùng với thơ

và mộng, chắp đôi cánh của sức tưởng tượng và nghệ thuật dân gian làm nên những tác phẩm văn hoá mà đời đời con cháu còn ưa thích”. (Phạm Văn

Đồng. Nhân ngày giỗ tổ Vua Hùng. Báo Nhân dân, số 549 – 29/ 4 / 1969). Trải qua mấy trăm năm lịch sử cùng với bao biến đổi về xã hội, truyền thuyết Hoàng Công Chất vẫn được lưu truyền trong đời sống dân gian của đồng bào Tây Bắc, điều đó chứng tỏ sự lùa chọn của nhân dân là đúng đắn. Trong lễ hội tưởng niệm diễn ra hàng năm vào tháng 2 (âm lịch) ở đền Bản Phủ - Noong Hẹt, một lần nữa hình tượng Hoàng Công Chất lại được tái hiện rất sinh động.

Một phần của tài liệu hoàng công chất từ nhân vật lịch sử đến nhân vật truyền thuyết (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w