Nghệ thuật kết cấu

Một phần của tài liệu hoàng công chất từ nhân vật lịch sử đến nhân vật truyền thuyết (Trang 68)

4. Những phương diện cơ bản về hình thức nghệ thuật của truyền thuyết Hoàng Công Chất

4.1. Nghệ thuật kết cấu

Trong trường kì lịch sử bốn ngàn năm đã có biết bao cuộc đấu tranh cứu nước và giữ nước diễn ra trên đất nước ta. Nh vậy, cũng có nghĩa là biết bao truyền thuyết lịch sử về các anh hùng dân téc ra đời. Mỗi truyền thuyết kể về một nhân vật chính; Mỗi nhân vật chính đó lại có diễn biến cuộc đời khác nhau (tiểu sử khác nhau). Tuy vậy, hầu hết các truyền thuyết lịch sử vẫn sử dụng một mô típ cốt truyện truyền thống khá đơn giản mang dáng dấp một lược đồ gồm 3 phần nh sau:

- Hoàn cảnh xuất hiện và thân thế của nhân vật chính.

- Cuộc đời và sự nghiệp (chiến công, hành trạng...) của nhân vật chính.

- Hoá thân và sự hiển linh.

Tuy nhiên, để có được một lược đồ kết cấu như vậy đòi hỏi người nghiên cứu phải có một quá trình dày công sưu tầm, thu thập tư liệu, tập hợp xâu chuỗi các mẩu chuyện nhỏ lại với nhau thành hệ thống tạo sự móc nối, liên quan giữa các chi tiết trong chuyện với nhau. Từ đó hình thành nên một truyền thuyết phản ánh trọn vẹn cuộc đời và sự nghiệp của nhân vật.

Truyền thuyết về Hoàng Công Chất là một truyền thuyết lịch sử, truyền thuyết về anh hùng nông dân. Kết cấu của truyền thuyết này cũng mang những đặc điểm của kết cấu truyền thuyết lịch sử nói chung, bao gồm

một hệ thống nhiều mẩu chuyện kể, mỗi mẩu chuyện là một lát cắt về cuộc đời và sự nghiệp của ông. Trong quá trình nghiên cứu, việc tập hợp các truyền thuyết dân gian xung quanh một nhân vật anh hùng thành một chuỗi, một hệ thống là việc làm hết sức cần thiết. Khi đã có một hệ thống truyền thuyết, ta mới có thể tìm ra mô hình, cách kể chuyện của tác giả dân gian về một người anh hùng cụ thể.

Câu chuyện về sự xuất hiện của nhân vật Hoàng Công Chất được đồng bào Thái Mường Thanh kể lại khác với mô típ về sự ra đời của các nhân vật trong truyền thuyết, đó là sự sinh đẻ thần kỳ. Hoàng Công Chất xuất hiện ở cõi “Mường Theng” là do trời phái xuống với tướng mạo khác thường và một sức mạnh “dời non lấp biển”. Điều đó báo trước hành trạng phi thường của nhân vật. Có lẽ, theo quan niệm của đồng bào Thái Mường Thanh, Hoàng Công Chất được sinh ra từ cõi trời, là người trời cũng bởi vì mảnh đất Điện Biên là mảnh đất huyền thoại, nơi có những truyền thuyết liên quan đến chuyện sinh thành con người, đó là bản TÈu Pung và hồ U Va (chương II- mục 1 chúng tôi đã giới thiệu).

Hình tượng hoá, lý tưởng hoá hoàn cảnh xuất hiện của nhân vật với một tướng mạo khác thường là mong ước của nhân dân, mong muốn nhân vật trở thành nhân vật kì vĩ, có tầm vóc lớn lao trong lịch sử, để chiến thắng kẻ thù xâm lược, chống lại mọi sự bất công trong xã hội phong kiến.

Và quả đúng nh vậy, Hoàng Công Chất đã đem sự tài trí và sức mạnh đó của mình cùng nhân dân đấu tranh, chiến thắng giặc ngoại xâm, giết chết tướng giặc hùng mạnh và tàn ác là Phạ Chẩu Tín Toòng. Trong công cuộc xây dựng và mở mang bờ cõi, Hoàng Công Chất cũng làm nhiều việc có lợi cho dân, cho nước, cùng nhân dân xây thành, đắp luỹ, đem lại sự công bằng và lẽ phải. Ông còn dạy dân cách cấy cày, tăng gia sản xuất, nâng cao dân trí (những bài hát câu vè về ông đã nói lên điều đó). Có lẽ, giá trị của những truyền thuyết, những câu chuyện mà nhân dân Mường Thanh muốn nhấn mạnh là giá trị về giáo dục: đó là lòng yêu nước, tình đoàn kết giữa các dân téc. Nhân dân biết ơn vì ông đã đem lại cho họ cuộc sống bình yên, hạnh phóc.

Ở đây, truyền thuyết đã bám sát những sự kiện có thật trong lịch sử. Bên cạnh đó, qua trí tưởng tượng bay bổng của nhân dân cùng màu sắc hoang đường kỳ ảo, càng làm cho hình tượng người anh hùng trở nên kì vĩ.

Sở dĩ, các mẩu chuyện kể này xâu chuỗi lại được với nhau vì chúng đều kể về những sự kiện xoay quanh người anh hùng nông dân Hoàng Công Chất. Việc xây dựng hình tượng Hoàng Công Chất kết hợp từ nhiều mẩu chuyện kể tạo cho chuỗi truyền thuyết về ông có tính chất mở với sự tham gia sáng tạo của nhiều người, nhiều dân téc. Tính chất mở của chuỗi truyền thuyết về Hoàng Công Chất phản ánh sù vận động của truyền thuyết dân gian trong quá trình lưu chuyển. Điều đó làm cho hình tượng Hoàng Công Chất càng đẹp hơn mang nhiều ý nghĩa hơn.

Truyền thuyết về Hoàng Công Chất phát triển theo xu thế từ truyền thuyết một vùng (truyền thuyết địa phương) và từ đó mở rộng trên phạm vi một quốc gia trở thành truyền thuyết lịch sử về người anh hùng nông dân chống giặc ngoại xâm. Đây là xu thế chung của nhiều truyền thuyết lịch sử mhư truyền thuyết về Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, những ông Vua Heo,Vua Lía,Vua Cầu... Điều này làm cho hệ thống truyền thuyết Hoàng Công Chất vừa có tính đặc thù địa phương, vừa có tính phổ quát quốc gia dân téc.

Một phần của tài liệu hoàng công chất từ nhân vật lịch sử đến nhân vật truyền thuyết (Trang 68)