Sự hình thành đất đai, con người Điện Biên

Một phần của tài liệu hoàng công chất từ nhân vật lịch sử đến nhân vật truyền thuyết (Trang 48)

1. Điện Biê n Mảnh đất lưu truyền những truyện kể về Hoàng Công Chất

1.3.1. Sự hình thành đất đai, con người Điện Biên

Điện Biên có tên gọi là Mường Thanh, đọc theo âm tiếng Thái là

“Mướng Theng”. “Mướng Theng” nguyên là “Mướng then” (Mường

Trời). Vì sao đất Điện Biên lại có cái tên Thần thoại Êy? Phải chăng đó là vì Mường Thanh là nơi khởi tổ, sinh thành ra loài người. Trên đất Mường Thanh hiện nay còn hai nơi có liên quan đến chuyện sinh thành con người, đó là bản Tẩu Pung thuộc xã Nà Tấu (Ná Táu) ở phía Đông Bắc và hồ U Va thuộc xã Xam Mứn ở phía Tây Nam. “Tẩu Pung” là một loại quả bầu to, có dây leo. Từ quả bầu đó, các giống người “chui” ra. Bản Tẩu Pung hiện nay còn một quả núi hình giống như quả bầu. Cứ theo “Truyện kể bản mường” của người Thái thì con người không phải do “Chúa trời lấy bụi đất mà nặn ra”. Con người được trời cử xuống trần gian để dựng bản lập

mường. Xuống trần, con người phải trải qua “ba chìm, bảy nổi, chín lênh

đênh” rồi mới đứng vững trên mặt đất mà sinh sôi nảy nở. Êy là lúc con rể

của Then đưa hai anh em Tạo Xuông và Tạo Ngần xuống, hai Tạo được Then cho 8 quả bầu và 8 chiếc cột đồng để chống trời. Then giao các thứ đó cho 330 họ Xá, 550 họ Thái đưa xuống mặt đất. Then lại cho đặt trong quả bầu đủ thứ: đủ 330 giống lúa, 330 giống cá, có cả sổ cóng, sổ bói, sổ xem ngày tháng. Then còn dặn, khi người trần sinh nở phải theo nhau ra cho Then biết.

Có thuyết kể rằng: Người trời lấy dùi sắt nung đỏ, khoan vào quả bầu cho các giống người “chui” ra. Người Xá ra trước dính vào tro than ở lỗ khoan nên về sau nước da cứ ngăm ngăm, người Thái, người Lào, người Lự, người Kinh... lần lượt ra sau nên nước da trắng hơn. Hình tượng thật là đẹp!

Câu chuyện này khiến ta liên tưởng đến câu ca dao đồng bằng:

“Bầu ơi, thương lấy bí cùng!

Còn hồ U Va ở sát ngay Pá Nặm, nơi sông Rốm và sông Núa gặp nhau. Ngày xửa ngày xưa, từ hồ này có dây “khau cát” (dây sắn rừng)

dùng làm đường lên giữa cõi trời và cõi người.

Truyền thuyết kể rằng, thuở Êy, trời và đất còn gần nhau lắm, gần đến nỗi “giã gạo còn vướng chày, đẽo cây còn vướng rìu”. Con người qua lại, lên trời, xuống trần bằng dây “khau cát” (dây khau cát được ví nh cái thang ngắn nhà sàn). Về sau, con người làm mếch lòng Then, Then bảo vợ cắt đứt dây “Khau cát” tức là cắt đứt lối lên trời. Từ đó, trời cứ dâng cao lên, cao lên tít tắp.

Vẫn chưa hả giận, Then còn cho mọc giữa hồ U Va một cây Si và một cây Vả (có người nói là cây Sung – tiếng Thái là Co Núa, vì thế có tên sông Nặm Núa). Hai cây to lớn, cành lá loà xoà đến nỗi che khuất cả bầu trời,

“râm 90 triệu rặng đồi, che kín 14 nghìn mường” làm cho mặt đất trở nên

tối tăm lạnh lẽo. Con người muốn chặt hai cái cây nhà trời đi, nhưng không ai đủ sức. May sao, có 3 (hay 4) anh em trai ẳm ý nhận lấy công việc Êy. Tuy chặt được cây, nhưng cả mấy anh em đều bị cây đè chết. Dù vậy thì cũng nhờ họ mà mặt đất sáng ra. ở Mường Thanh, ngoài hai nơi có dính dáng đến chuyện khởi thuỷ của con người như vậy, còn phải kể đến một nhân vật khổng lồ mà người Thái gọi là “ải Lậc Cậc”, “ải” là một từ tôn xưng dùng để chỉ bậc cha anh. ở đây, tạm dịch là “ông”. Ông Lậc Cậc cũng giống nh ông Gióng – mà một vết chân cũng đủ làm cho mẹ Thánh Gióng đẻ ra Thánh Gióng – của người Việt đồng bằng và trung du, ông Tùng (hay ông Đùng) dời núi của người Mường. ải Lậc Cậc và con cháu của ải có tầm vóc to lớn khác thường “người to bằng ba quả núi, tai bằng

chiếc quạt lúa, má phính tựa chái nhà, đùi to 5 người ôm không xuể”. Vợ

chồng ải làm ruộng, đánh cá. Ruộng của ải “đường cày rộng đủ cho ngựa

phi; ruộng cấy đủ hai chục trâu cấy”. Bèn nơi đồng ruộng Mường Thanh,

Lậc Cậc là người có công khai phá ruộng nương, biến rừng hoang thành ruộng lúa nước. Đất cằn có mương phai, ải đã giúp cho nhân dân Tây Bắc, đặc biệt là đồng bào Mường Thanh có một vùng đất trù phú, giàu đẹp để làm ăn sinh sống.

Một phần của tài liệu hoàng công chất từ nhân vật lịch sử đến nhân vật truyền thuyết (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w