Mô típ về sự hoá thân

Một phần của tài liệu hoàng công chất từ nhân vật lịch sử đến nhân vật truyền thuyết (Trang 57)

2. Truyền thuyết Hoàng Công Chất – những mô típ nổi bật

2.3. Mô típ về sự hoá thân

Nguồn gốc sâu xa của quan niệm “hoá” trong dân gian xuất phát từ nhận thức của con người về thế giới. Theo “thuyết vật linh” xa xưa, người ta cho rằng con người (và cả mọi vật) đều có hai phần là phần hồn và phần xác. Phần hồn giữ vị trí quan trọng, là cái vĩnh viễn, phần xác chỉ là cái tạm thời, phần xác có thể mất đi hoặc tan biến.

Mô típ về sự hoá thân đặc biệt phổ biến trong truyền thuyết và cổ tích, nhất là trong truyền thuyết về các nhân vật anh hùng lịch sử. Truyền thuyết Hai Bà Trưng kể rằng: “ Hai bà lên núi Hy Sơn rồi không biết đi đâu mất”.

Hoặc cũng có thuyết nói: “ Hai bà đã hoá đá, không rõ ra sao” [LV 265; 37]. Hay truyền thuyết Đào Nương cũng được nhân dân kể rằng: Khi Đào Nương mất, họ thấy trên trời có một đám mây ngò sắc, hai vị tướng Bát Nàn công chóa và Lê Chân giơ khăn vẫy... Truyền thuyết dân gian cho rằng, người anh hùng có nguồn gốc thần bí thì sự ra đi cũng thần bí, tạo ra một không gian bí Èn và linh thiêng. Còng nh nhiều truyền thuyết trong giai đoạn lịch sử này, truyền thuyết về nhân vật anh hùng Hoàng Công Chất đi sát với thực tế lịch sử. Hình tượng nhân vật được thể hiện cô đọng hơn, nghệ thuật hơn. Thực tế cái chết của nhân vật anh hùng là có thực trong lịch sử. Do cuộc khởi nghĩa kéo dài suốt 30 năm, trong những năm đó, Hoàng Công Chất đã dồn hết sức mình chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, giải phóng đất đai, xây dựng Mường Thanh thành thủ phủ giàu có, rộng lớn, nhân dân được sống trong Êm no, hạnh phóc trong tình đoàn kết các dân téc anh em, do sức cùng lực kiệt Hoàng Công Chất đã ra đi. Nhưng trong tâm thức dân gian, sù ra đi của Hoàng Công Chất không nh sử sách đã chép. Đồng bào các dân téc Mường Thanh không chấp nhận cái chết Êy. Họ cho rằng người anh hùng của mình “ra đi ” là vào cõi bất tử.

Tương truyền, vào những năm cuối đời, Hoàng Công Chất vẫn tiếp tục chống lại triều đình Lê - Trịnh , nhưng vì lực lượng yếu nên phong trào thất bại. Không chịu đầu hàng và rơi vào tay của triều đình phong kiến thối nát, Hoàng Công Chất truyền mổ rất nhiều trâu bò, mở đại tiệc khao khắp ba quân, ăn uống no say, ông cùng các tướng lĩnh nhảy vào kho thuốc súng châm lửa tự thiêu [48]. Bằng hành động đó, ông đã tự chứng minh cho lòng quả cảm, tinh thần yêu nước, thương dân của mình. Sù ra đi của Hoàng Công Chất cũng gắn với phong tục tập quán của đồng bào Thái Điện Biên. (Người chết phải thiêu xác để linh hồn được siêu thoát).

Còn theo lời kể của cụ Lò Văn Đón thì “khi Tạ Tiệp tiến đánh thành Bản Phủ vì không muốn chống lại thày dạy, Hoàng Công Chất đã nhảy xuống giếng nước để trèn thầy”. Đến khi quân triều đình tìm đến giếng thì không thấy ông đâu. Và như vậy, theo trí tưởng tượng của nhân dân, Hoàng Công Chất đã trẫm mình xuống giếng tự tử và “ngài hoá”. Ta thấy, sự hoá

thân vào nước của Hoàng Công Chất rất gần với truyền thuyết người Việt. Đồng thời truyền thuyết còng đề cao nhân cách của người anh hùng: có tấm lòng hiếu nghĩa, tôn sư , trọng đạo, sẵn sàng hy sinh chứ không phản lại thày.

Sự khác nhau giữa các bản kể cho ta thấy được một đặc điểm là tính dị bản của văn học dân gian. Song, nhân vật anh hùng dù hoá thân ở hình thức nào cũng đều thể hiện sự ngưỡng mộ, lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân đối với nhân vật. Với tình cảm thành kính và lòng ngưỡng mộ chân thành, nhân dân đã tù thêu dệt nên những chi tiết sinh động, phong phú để làm thành những huyền thoại về các nhân vật anh hùng. Và trong những truyền thuyết Êy, hình ảnh người anh hùng vừa linh thiêng lại vừa hết sức gần gũi, thân thiết. Theo tác giả Cao Huy Đỉnh, nhân dân đã “tạo thêm những mẩu truyện, những chi tiết mới về người anh hùng dân téc ở các địa phương, làm cho tính cách, hành động và tác dụng của người anh hùng dân téc ngày càng trở nên phổ biến và đa dạng” [32; 138].

Có thể thấy, mô típ “ngài hoá” ở truyền thuyết về nhân vật lịch sử có thể được xem như nằm trong mô típ về sự hoá thân trong truyện cổ. Trong truyện cổ có hai hình thức hoá thân: nhân vật hoá thân tạm thời và hoá thân vĩnh viễn.

Dạng hoá thân tạm thời thường xuất hiện ở thể loại cổ tích và mô típ này có mặt ở chặng giữa của câu chuyện. Chẳng hạn truyện Tấm Cám, nhân vật Tấm hoá thân tới ba lần: hoá thành chim vàng anh, cây xoan đào, quả thị.

Còn trong truyền thuyết nói chung và ở tiểu loại truyền thuyết lịch sử nói riêng, chúng tôi không thấy xuất hiện mô típ hoá thân tạm thời. Sự hoá thân của nhân vật trong truyền thuyết xuất hiện trong chặng cuối của câu chuyện. Có thể thấy rằng: khác với dạng nhân vật hoá thân tạm thời trong cổ tích, dạng nhân vật hoá thân vĩnh viễn trong truyền thuyết xét cho cùng đó chính là sự “thiêng hoá” cái chết của người anh hùng mà nhân dân yêu

mến dù nhân vật đó có ra đi ở hoàn cảnh nào, với tư thế nào... Xét trên phương diện thi pháp tiểu loại truyền thuyết lịch sử, sự thiêng hoá cái chết vừa mang ý nghĩa của biện pháp nghệ thuật, vừa là lôgic trong kết cấu và nội dung câu chuyện. Theo tín ngưỡng dân gian và thông qua trí tưởng tượng bay bổng của đồng bào Thái Mường Thanh, nhân vật Hoàng Công Chất đã trở nên thần thánh, mà thần thánh thì không thể “hi sinh”. Cái chết của ông phải chăng chỉ là sự hoá thân để trở về với cõi bất tử. Đây chính là tinh thần nhân văn cao đẹp của truyền thuyết Việt Nam.

Một phần của tài liệu hoàng công chất từ nhân vật lịch sử đến nhân vật truyền thuyết (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w