Văn hoá đời thường

Một phần của tài liệu hoàng công chất từ nhân vật lịch sử đến nhân vật truyền thuyết (Trang 44)

1. Điện Biê n Mảnh đất lưu truyền những truyện kể về Hoàng Công Chất

1.2.1. Văn hoá đời thường

Vào khoảng thế kỷ XI - XII, một bộ phận tổ tiên người Thái đen do Tạo Ngần thiên di xuống chiếm miền Mường Lò mà cánh đồng Nghĩa Lé là trung tâm. Cháu Tạo Ngần là Lạng Chượng cầm binh đánh thắng các bộ téc Nam Á (tức người Xá), từ Nghĩa Lé qua Sơn La và tới Điện Biên. Cuộc hành trình của Lạng Chượng mở đầu giai đoạn bọn thống trị Thái làm chủ miền Tây Bắc.

Truyền thuyết kể rằng: Quân Xá thua, chẳng những mất đất mà còn phải dâng trống đồng cho quân Thái. Từ đấy, các dân téc Nam Á suy thoái dần, nền văn hoá huy hoàng một thuở bị mai một rất nhiều. Ngày nay, trong văn hoá của họ đã có nhiều yếu tố Thái. Ngược lại, người Thái lại học được rất nhiều từ văn hoá của những người bản địa chiến bại, khiến cho văn hoá Thái (đặc biệt là Thái đen) có một sự khác biệt với văn hoá của những người anh em có chung cội nguồn với họ như người Tày ở phía Đông và người Lào ở phía Tây.

Trước hết, bắt đầu từ văn hoá “đời thường”, với đặc điểm là cư dân nông nghiệp lúa nước, vì thế phải định cư. Do đó ngôi nhà là gia bản, là nơi chôn rau cắt rốn, là tổ Êm của mỗi gia đình.

Nhà sàn là một biểu tượng văn hoá tập trung, đó là những gì liên quan đến cuộc sống con người: thiết chế gia đình, quan niệm thẩm mĩ, thãi quen sinh hoạt. Cũng chính ở ngôi nhà này đã diễn ra mọi nghi lễ đời người và những phong tục tập quán của cộng đồng.

Văn hoá nông nghiệp của người Thái nổi tiếng vì hệ thống tưới tiêu, được gói gọn trong bốn từ văn vần “Mương – Phai – Lái – Lịn” (Lợi dụng độ dốc của dòng chảy, người ta lấy đá ngăn suối làm nước dâng cao, đó là “phai”. Phía trên “phai” xẻ một đường chảy lớn dẫn nước vào cánh đồng, đó là “mương”. Từ “mương” xẻ những đường rãnh chảy vào ruộng, đó là “lái”. Còn “lịn” là cách lấy nước từ nguồn trên núi cao, dẫn về ruộng, về nhà bằng các cây tre đục rỗng mấu, nối tiếp nhau có khi dài hàng cây số).

Nét đặc sắc không chỉ thể hiện trong tính cách con người Điện Biên đó là sự cần cù, thông minh, khéo léo, chân thật và giản dị mà còn đặc sắc trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Văn học nghệ thuật, lĩnh vực văn hoá thể hiện cái nhìn thẩm mĩ của nhân dân Tây Bắc có nhiều nét độc đáo và trở thành một trong những dấu hiệu làm nên đặc trưng văn hoá vùng. Mỗi dân téc trong vùng đều có một kho vốn sáng tác ngôn từ giàu có và đủ thể loại từ tục ngữ, thành ngữ, đồng dao, cho đến lời khấn, lời bùa chú, các bài văn vần... Ngoài ra, “Xoè” còn là một đặc sản nghệ thuật múa Thái đã trở thành biểu tượng của văn hoá Tây Bắc còng nh người H’Mông nổi tiếng với các điệu múa khèn…, đá chân hùng dũng của nam giới. Người Khơ mú và Xinh mun lại độc quyền điệu múa lắc mông, lượn eo.

Một phần của tài liệu hoàng công chất từ nhân vật lịch sử đến nhân vật truyền thuyết (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w