Con đường biến đổi của nhân vật từ lịch sử đến truyền thuyết

Một phần của tài liệu hoàng công chất từ nhân vật lịch sử đến nhân vật truyền thuyết (Trang 35)

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam nói chung, các thể loại tuỳ theo chức năng của mình ở những khía cạnh và mức độ khác nhau đều Ýt nhiều phản ánh chủ đề chống giặc ngoại xâm, giữ gìn nền độc lập cho Tổ quốc. Song có lẽ không thể loại nào lại phản ánh chủ đề này đa dạng, tập trung, sâu sắc mà lý thó nh truyền thuyết.

Truyền thuyết là một thể loại lấy lịch sử làm đối tượng phản ánh chủ yếu, mà lịch sử chống ngoại xâm của dân téc lại luôn là một hiện thực vô cùng oanh liệt và sôi động, tạo đà cho truyền thuyết phát triển. Trường kỳ lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, đã có biết bao cuộc chiến

tranh khốc liệt diễn ra trên đất nước ta. Nói đến các cuộc chiến tranh là nói đến những biến cố lớn, sự sống còn và vận mệnh dân téc, những tổn thất nặng nề và chiến công hiển hách, sự tàn bạo của kẻ thù và tài thao lược, trí dũng của các anh hùng, tinh thần đoàn kết của nhân dân... Những cảnh tượng đó luôn gây những Ên tượng mạnh mẽ, đập vào tâm tư con người mạnh hơn là những cảnh sinh hoạt của cuộc sống bình thường yên ả. Nhân dân ta đã dùa trên nền cảm hứng về lịch sử đấu tranh để sáng tác truyện dân gian, đưa những nhân vật, sự kiện có thực vào nhiều câu chuyện kể. Với hình thức đó, lịch sử trở nên gần gũi và gắn bó với đời sống nhân dân, trường tồn trong tâm trí họ theo lời câu ca:

“Trăm năm bia đá thì mòn

Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”.

Nh vậy, truyền thuyết dân gian chính là sự thật lịch sử đã được lý tưởng hoá, được tái tạo theo trí tưởng tượng của nhân dân. Và trong sự tái tạo Êy, đương nhiên cũng có vai trò nhất định của hư cấu, tưởng tượng. Hư cấu là một yếu tố thi pháp căn bản của truyền thuyết và cổ tích. Cả hai thể loại này cùng sử dụng hư cấu trong sự phản ánh. Song cơ sở và tính chất của hư cấu của hai thể loại không giống nhau. Nếu hư cấu của truyền thuyết là sự phản ánh hoang đường thực tế giống như yếu tố hoang đường thần thoại được bảo lưu trong thời kỳ lịch sử mới thì hư cấu của truyện cổ tích là hư cấu nhận thức, có ý thức, có chủ ý. Nếu hư cấu của truyền thuyết phục vụ cho việc tái tạo và lí giải những yếu tố thực tế, thì hư cấu trong truyện cổ tích tác động mạnh mẽ đến óc tưởng tượng. Cho nên, nếu nh yếu tố kỳ ảo trong truyện cổ tích có thể đưa nhân vật của nó đi đến bất cứ đâu thì nhân vật của truyền thuyết chỉ tập trung yếu tố hư cấu ở nguồn gốc, hành trạng và hình thức. ở truyền thuyết, hư cấu không phải là yếu tố chỉ tô diểm thêm cho sự thật lịch sử, nã “can thiệp” cả vào sự thật lịch sử, nó có thể thêm chi tiết, tình tiết, nhân vật phụ... và thậm chí, nhào nặn lại sự thật

lịch sử trong chất “thơ và mộng”, trong chất kỳ ảo, nhằm lý tưởng hoá những con người đã làm nên lịch sử và thể hiện tâm tình của nhân dân đối với những người con anh hùng của quê hương, xứ sở. Có thể nói, tất cả những sự kiện trọng đại của dân téc hoặc của nhân dân đều có mặt trong truyền thuyết lịch sử. Những nhân vật và sự kiện lịch sử đều có thật ngoài đời. Hoàng Công Chất là một nhân vật lịch sử, có nguồn gốc, tên tuổi, quê quán cụ thể. Nhưng qua truyền thuyết của đồng bào Thái Mường Thanh - Điện Biên, ông không phải là một người bình thường, ông được trời phái xuống giúp dân đánh tan giặc Phẻ, đem lại cuộc sống Êm no cho nhân dân. Như vậy, từ một nhân vật lịch sử đích thực Hoàng Công Chất đã được chuyển di vào truyền thuyết thông qua sự ngưỡng mộ của nhân dân. Đồng thời, truyền thuyết Hoàng Công Chất cũng thể hiện quan điểm nghệ thuật của nhân dân thời bấy giê còn mang đậm dấu Ên thần linh. Tuy nhiên, sù phản ánh của truyền thuyết không phải là sao chép mà là lùa chọn và sáng tạo. Đồng bào Thái Điện Biên cho rằng, do xuất thân là "Trời phái xuống", nhân vật Hoàng Công Chất dường như đã dự báo trước những hành trạng phi thường ắt sẽ xảy ra. Đặc biệt, cái chết của người anh hùng cũng được nhân dân Điện Biên với lòng biết ơn sâu sắc, đã hình tượng hoá, hư cấu bằng sự "hoá thân" để trở về cõi bất tử và sau đó hiển linh phù trợ cho các thế hệ con cháu, cho mưa thuận gió hoà, phù trợ cho quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Thực Dân Pháp. Trong sự phản ánh của mình, truyền thuyết lịch sử thường chú ý nhiều hơn đến những nhân vật có xuất thân nông dân hoặc gần dân. Như vậy, cùng với ý thức đề cao lịch sử vẻ vang của dân téc, tác giả dân gian còn có ý thức sâu sắc về việc đề cao vai trò của những người bình dân, bởi tác giả dân gian hay cũng chính là lòng dân ủng hộ các nhân vật anh hùng. Niềm tin vào tính chất xác thực của truyền thuyết dân gian gắn chặt với tình làng, tình yêu quê hương đất nước của nhân dân ta, với lòng biết ơn và niềm tự hào của nhân dân ta đối với tổ tiên và những người có công với dân với nước. Và nh vậy, từ lịch sử nhân vật

Hoàng Công Chất đã được hư cấu, hình tượng hoá theo trí tưởng tượng của nhân dân để chuyển di vào truyền thuyết trở thành một nhân vật anh hùng, một vị thánh trong truyền thuyết.

Ngay từ xa xưa, các tác giả dân gian khi sáng tác truyền thuyết đều rất chú trọng yếu tố hoang đường, thần linh. Nó thường được sử dông nh mét phương tiện để nói lên khát vọng của con người và biểu hiện cho sức mạnh siêu phàm. Sự xuất hiện của các yếu tố hoang đường kỳ ảo tạo nên nét đặc trưng và hấp dẫn riêng cho truyền thuyết. Trong hệ thống thể loại văn học dân gian của mỗi dân téc, nếu có thể loại truyện kể về điều không có thực thì cũng có thể loại truyện kể về điều có thực. Truyện cổ tích là truyện kể về những điều không có thực, những chuyện không thể xảy ra trong thực tế. Truyền thuyết là truyện kể về những điều có thực, những chuyện đã xảy ra trong quá khứ, trong thực tế lịch sử.

Truyền thuyết thường hướng về đề tài lịch sử, lấy lịch sử làm đối tượng phản ánh chủ yếu. Tuy vậy, không phải bất cứ một yếu tố lịch sử vụn vặt nào cũng được chuyển di vào truyền thuyết. Nó chú ý nhiều đến vấn đề lịch sử, tác động tới vận mệnh của địa phương, của dân téc. Những mối quan hệ giữa con người với con người là đối tượng của nhiều thể loại văn học dân gian, nó cũng là đối tượng của cả truyền thuyết. Nhưng truyền thuyết khi phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội cũng chỉ chú ý đến những vấn đề rộng lớn có tính chất giai cấp, tính chất địa phương, tính chất dân téc. Đặc biệt vấn đề quan hệ nông dân với giai cấp thống trị trong truyện cổ tích được Èn dưới hình thức cô Tấm đấu tranh với mụ dì ghẻ, anh trai cày với lão chủ... thì ở truyền thuyết được mô tả bằng những cuộc khởi nghĩa nông dân để thực hiện nguyện vọng lật đổ giai cấp thống trị, thay đổi bộ mặt xã hội.

Khác hẳn với truyện cổ tích, truyền thuyết bao giê cũng gắn với sinh hoạt nghi lễ, hội hè, thờ cóng. Nhiều khi nã tham gia vào sinh hoạt nghi lễ

nh mét bộ phận của nghi lễ đó, với chức năng chủ yếu là minh giải tập tục, lễ nghi. Hầu nh không có một truyền thuyết đích thực nào không gắn với nghi lễ thờ cóng và ngược lại. Lễ hội Hoàng Công Chất ở đền thành Bản Phủ cũng không nằm ngoài đặc điểm chung đó, lễ hội được hình thành gắn với những truyền thuyết về ông. Như vậy từ một anh hùng dân téc, nhân vật được nhân dân ca ngợi, được nhân dân tôn sùng trở thành thần thánh đó là con đường chủ yếu của lễ nghi thờ cóng ở Việt Nam – một dân téc mà mối quan tâm đến địa phương, đến dân téc luôn được đặt lên trên tất cả. Gắn với nghi lễ thờ cóng và minh giải cho những truyền thuyết là biểu hiện một nét ý thức của nhân dân đối với lịch sử của dân téc.

Chóng ta thường có câu nói: “Có người đất mới linh”. Thật thế, đất nước sở dĩ trở nên linh thiêng, gây được cảm tình, giữ được Ên tượng là nhờ ở con người. Truyền thống chính là ở những tình cảm, những câu chuyện tưởng tượng do con người sáng tạo ra, tạo nên những dấu Ên.

Đất nước Việt Nam ta rất dồi dào những nhân vật huyền thoại. Chính nhờ những nhân vật này mà chúng ta có được khái niệm về truyền thống lịch sử, truyền thống văn hoá. Tuy nhiên truyền thống của dân téc không phải chỉ tìm thấy ở các nhân vật huyền thoại. Những con người thực đã lập được chiến công, đã làm nên lịch sử ngàn năm, cũng là những con người làm nên truyền thống anh hùng của đất nước. Lịch sử dân téc đều phải ghi nhớ những con người này. Đó là những con người thực đã có nhiều công lao to lớn, được sử sách ghi chép rõ ràng. Ký ức dân gian cũng lưu giữ những tên tuổi này, song lại tô đậm thêm cho họ bằng những mẩu chuyện mà ta thường gọi là giai thoại hay truyền thuyết. Giai thoại có thể là tưởng tượng, là không hoàn toàn chính xác nhưng vẫn làm sáng tỏ sự thực, đúng với bản chất ở những con người này. Những câu chuyện dân gian đó đã gợi nhiều hứng thó thẩm mĩ, làm cho ta thấy được con người của lịch sử sinh động hơn và đúng với bản chất hơn.

Thêu dệt câu chuyện mang nhiều yếu tố thần kỳ, nhân dân muốn bày tỏ sự biết ơn sâu sắc của mình đối với người anh hùng đã vì dân, vì nước. ở đây, truyền thuyết đã bám sát những sự kiện có thật trong lịch sử cùng với yếu tố thần kỳ qua trí tưởng tượng của nhân dân mà tạo nên sự hấp dẫn của câu chuyện và sự kì vĩ của nhân vật anh hùng. Nh lời của GS.TS. Ngô Đức Thịnh từng khẳng định: “Với lịch sử thì chỉ cần có sự kiện và tính xác thực

của sự kiện Êy, còn với dân gian thì chỉ cần có niềm khát vọng và nhu cầu của đời sống tinh thần, tâm linh. Cái đó, người nông dân có thể tạo ra tất cả bất kể hoang đường hay hư ảo” [53].

*/. Tiểu kết

Điện Biên - mét tỉnh miền núi, nơi địa đầu Tổ quốc, nơi mà “một tiếng gà gáy thì cả ba nước đều nghe” [60; 5]. Là quê hương của gần 10

dân téc trong đại gia đình dân téc Việt Nam thống nhất, nơi đây có cánh đồng Mường Thanh trù phú, gắn liền với cuộc khởi nghĩa của người anh hùng Hoàng Công Chất. Từ mảnh đất lịch sử này, đã nảy sinh biết bao câu chuyện, bao truyền thuyết được truyền tụng từ đời này sang đời khác. Trong đó, các truyền thuyết về nhân vật Hoàng Công Chất đánh giặc cứu nước, cứu dân, giải phóng một vùng đất đai rộng lớn, đem lại cuộc sống Êm no cho nhân dân, được đồng bào Thái Mường Thanh ca ngợi, lưu truyền. Nhân vật Hoàng Công Chất trở nên bất tử trong lòng những người dân sống trên mảnh đất lịch sử này. Tên Điện Biên Phủ trở thành tên tượng trưng cho ý chí quật cường, bất khuất, tinh thần độc lập tự chủ của Tổ quốc Việt Nam.

Một phần của tài liệu hoàng công chất từ nhân vật lịch sử đến nhân vật truyền thuyết (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w