4. Những phương diện cơ bản về hình thức nghệ thuật của truyền thuyết Hoàng Công Chất
4.2.2. Cách thể hiện nhân vật
“Truyền thuyết lịch sử là một sự tái tạo lịch sử” [38; 21]. Từ cái lõi sự
thật lịch sử, truyền thuyết đã tiến hành một sự sắp xếp lại để dựng nên tầm vóc của sự kiện và nhân vật. Nhân dân đã gửi gắm vào đó tất cả tâm tình và thái độ của mình đối với đối tượng phản ánh. Hoàng Công Chất cũng được nhân dân tái tạo từ những sự kiện có thật trong lịch sử bằng những cách thức đặc trưng của nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyền thuyết. Tuy nhiên, một số nhân vật truyền thuyết chỉ được đặc tả với tư cách cá nhân, nhưng nhân vật Hoàng Công Chất lại được truyền thuyết mô tả với vai trò là người thủ lĩnh nghĩa quân, vai trò của người chỉ huy cao nhất, vai trò của nhân thần, phóc thần. ĐÓ lý tưởng hoá con người đã làm nên lịch sử, truyền thuyết bao bọc Hoàng Công Chất trong một màn sương huyền thoại. Những mô típ về sự xuất hiện, về sự hoá thân, về sự hiển linh của nhân vật trong hệ thống truyền thuyết về Hoàng Công Chất là nhằm mục đích Êy.
Không những thế, truyền thuyết dân gian còn sẵn sàng gắn vào nhân vật những yếu tố thần kỳ lấp lánh: Xuất hiện thần kỳ, hành trạng phi thường cùng với những chiến công hiển hách của Hoàng Công Chất, theo quan niệm của nhân dân bởi ông là người của tiên giới. Còng nh tài bơi lặn của Yết Kiêu được giải thích là do ông nuốt được nhúm lông đuôi của đôi
Trâu thần từ dưới nước lên... Những yếu tố Êy không có thực ngoài đời nhưng có thực trong tình cảm của dân gian đối với lịch sử, với cá nhân nhân vật. Những đặc điểm khác lạ đó làm cho nhân vật truyền thuyết mang cốt cách "Nhân thần” và nó cũng báo trước những thành tích, những khả năng bất ngờ của nhân vật.
Khác với nhân vật của hầu hết các thể loại tự sự dân gian khác, nhân vật của truyền thuyết lịch sử không chỉ sống trong lời kể mà còn sống cả trong những nghi lễ thờ cóng hàng năm với những nghi thức, phong tục tập quán truyền thống lâu đời của địa phương. Dân gian bằng tất cả tấm lòng yêu mến, xót thương và ngưỡng mộ đã tạo cho nhân vật một chung cục cuộc đời thi vị và đẹp đẽ.
Sử dụng mô típ hoá thân để xây dựng nhân vật, nhân dân mong muốn người anh hùng mãi mãi trường tồn bất tử, trở thành thần thánh trong đời sống dân gian.
*/. Tiểu kết
Hoàng Công Chất, người anh hùng nông dân khởi nghĩa luôn là niềm tự hào của đồng bào Mường Thanh - Điện Biên. Truyền thuyết đã khắc hoạ Hoàng Công Chất trên cương vị người anh hùng chống giặc ngoại xâm, chống triều đình phong kiến thối nát đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân. Không chỉ có vậy, hình tượng Hoàng Công Chất còn được xây dựng là người anh hùng có cốt cách “nhân thần”, “phúc thần”. Nội dung Êy được thể hiện trong một hình thức nghệ thuật đặc thù của truyền thuyết dân gian. Hình tượng Hoàng Công Chất hiện lên trọn vẹn khi ta tập hợp các mẩu chuyện kể riêng lẻ thành một chuỗi truyền thuyết về ông. Dân gian đã thêu dệt thêm vào cuộc đời thực của Hoàng Công Chất những yếu tố thần kỳ, hư ảo nhằm mục đích ca ngợi, tôn vinh. Qua cách xây dựng nhân vật, quan niệm nghệ thuật của nhân dân về con người và thực tại được bộc lé rõ nét. Tồn tại cùng với truyền thuyết là lễ hội dân gian về Hoàng Công Chất. Cả
truyền thuyết và lễ hội đều là những hình thức để nhân dân bày tỏ lòng biết ơn, sự ngưỡng mộ đối với ông. Để hiểu hơn về truyền thuyết, việc cần làm là tìm hiểu một lễ hội tưởng niệm về nhân vật. Đó là công việc chúng tôi sẽ thực hiện trong chương III.