Đền thành Bản Phủ – không gian chính của lễ hộ

Một phần của tài liệu hoàng công chất từ nhân vật lịch sử đến nhân vật truyền thuyết (Trang 88)

3. Sự biến đổi từ lễ hội truyền thống đến lễ hội hiện đạ

3.1.2. Đền thành Bản Phủ – không gian chính của lễ hộ

Không gian diễn ra lễ hội không chỉ là một “không gian linh thiêng”, cao cả, thường được chọn ở những nơi có thế đất đẹp, có công trình kiến trúc nghệ thuật và mang màu sắc tôn nghiêm như đình, đền, chùa miếu, lăng tẩm... để tổ chức mở hội, mà còn là những địa chỉ văn hoá, nơi lưu giữ những “di sản văn hoá vật thể” tồn tại qua bao thời gian - lịch sử và cũng là nơi lưu giữ các “di sản văn hoá phi vật thể” như các huyền thoại, thần tích, truyền thuyết, thần phả... Chính không gian hội - điạ chỉ văn hoá, đã tạo ra các vùng văn hóa mang đặc thù riêng để từ đó hình thành nên “bản sắc văn hoá” của từng vùng.

Đền thờ Hoàng Công Chất nằm trên địa phận xã Noong Hẹt - Điện Biên cách Thành phố Điện Biên 8km đi về phía cửa khẩu Tây Trang. Đền được xây dựng ngay trong khu vực thành Bản Phủ (nơi trước đây Hoàng Công Chất đã xây thành đắp luỹ, tập hợp nghĩa quân, đánh đuổi giặc ngoại xâm).

Ban đầu, đền thờ rất nhỏ, được lợp bằng mái gianh (Mục 2, chương 3 đã giới thiệu). Nhờ có sự đầu tư kinh phí của nhà nước cùng với sự ủng hộ đóng góp tích cực của nhân dân trong và ngoài tỉnh, nên bước đầu ngôi đền đã được tu bổ một số hạng mục, nhưng không làm mất đi đường nét, cảnh quan cũ của ngôi đền, góp phần phát huy tác dụng cho khu di tích.

Năm 2004 là năm chẵn, kỷ niệm 250 năm chiến thắng giặc Phẻ giải phóng Mường Thanh (5/1754 – 5/2004) và kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (5/1954 – 5/2004). Đền thành Bản Phủ lại được tu sửa tôn tạo rất khang trang. Nh vậy, trải qua rất nhiều lần trùng tu, sửa chữa, nhưng qua kí ức dân gian và các dấu vết để lại thì vị trí của đền vẫn không thay đổi so với ngày xưa. Mặc dù một số hiện vật cũ của đền đã bị mất trong chiến tranh chống Thực Dân Pháp xâm lược nhưng nay cũng đã được khôi phục lại.

Từ Thành phố Điện Biên đi xuôi xuống chợ Bản Phủ và rẽ phải chõng 500m là tới thành Bản Phủ. Tường thành nay đã được bê tông hoá thay cho tường đất ngày xưa. Vào lui trong sân đền rẽ trái là tới bậc tam cấp dẫn lên đền. Ngôi đền vẫn nh xưa, gồm hai gian nhưng đã được tu sửa chạm khắc rất công phu. Toàn bộ phần chính điện ngôi đền đều được xây dựng bằng gỗ lim, các pho tượng, cùng hoành phi, câu đối, đại tự, các đồ nghi trượng, bàn thờ đều làm bằng gỗ quý do kỹ sư Hoàng Văn Khánh – Tổng giám đốc công ty dệt may xuất khẩu Hải Phòng – cháu hậu duệ của Hoàng Công Chất cóng tiến. Đền có ba bức hoành phi lớn:

1. Hoàng Công Linh Chóa.

2. Linh Thần bảo quốc.

3. Thánh cung vạn tuế.

Các câu đối Hán – Nôm được đặt ở những vị trí trang nghiêm trong đền.

Câu sè 1: (Bên phải tiền đường).

Vế phải: Chính trực anh hùng nhân tâm thuận xây Thành Bản phủ. Vế trái: Thần công Thánh đức quân dân đại nghĩa dựng non sông.

Câu sè 2: (Bên trái tiền đường).

Vế phải: Thư trì thuỷ tó địa linh văn hiến muôn đời tuấn kiệt. Vế trái: Điện Biên sơn uy thế vĩ chiến công vạn thuở anh hùng.

Câu sè 3: (Hàng cột gian ống muống).

Vế phải: Uy vũ quán sơn hà Thánh đức huy hoàng Bắc Đẩu. Vế trái: Linh thiêng Thành Tam Vạn thần công chãi lọi trời Nam.

Câu sè 4: (Hàng cột thứ nhất hậu cung).

Vế phải: đại nghĩa an dân trấn biên cương danh thơm muôn thuở. Vế trái: Uy danh hộ quốc giữ Thanh Châu vinh hiển ngàn thu.

Câu sè 5: (Bên phải hậu cung).

Vế phải: Tây Việt ngời chí anh hùng Tổ quốc ghi công nh biển cả. Vế trái: Hưng hoá sáng danh đại nghĩa nhân dân tạc dạ tựa non cao.

Câu sè 6: (Bên trái hậu cung).

Vế phải: Vị quốc vị dân văn vũ Thánh Hoàng lưu hiển tích.

Vế trái: Thuận thiên thuận đạo quang minh chính nghĩa dựng cơ đồ.

Phía trong hậu cung là bức tượng Chóa công Hoàng Công Chất cùng sáu vị tướng lĩnh của ông đều được sơn son thếp vàng rực rỡ. Ngoài đền chính, nhân dân còn xây bia tưởng niệm người anh hùng Hoàng Công Chất nằm ngay sát bên trái đền. Đây là nơi để các nước láng giềng, các đơn vị tỉnh, thành đến phúng viếng Hoàng Công Chất.

Trước đền là một cái sân gạch, xung quanh có tường rào và cây cảnh bao bọc, làm cho toàn bộ công trình tạo thành một khối thống nhất. Gốc cây “đoàn kết” được nhân dân trồng để tưởng nhớ ngày Hoàng Công Chất mất vẫn còn đó, to lớn sừng sững, uy nghi, xanh tốt quanh năm, toả bóng mát che kín khu đền. Năm 2002, được Đảng và Nhà nước quan tâm cùng với nguồn kinh phí địa phương đã xây dựng thêm một ngôi nhà dùng để trưng bày, triển lãm các tranh ảnh, hiện vật liên quan đến cuộc khởi nghĩa. Dấu tích ngày xưa của thành Bản Phủ còn là những giếng, ao đầy nước, mùa sen, hoa nở phủ kín mặt ao. Tất cả đã tạo cho phong cảnh nơi đây thật huyền diệu. Tóm lại, đền thành Bản Phủ, không gian chính của lễ hội đã có từ rất lâu và trải qua nhiều đời, nhiều thế hệ tu bổ, sửa sang, giữ gìn mới có

được nh ngày nay. Có thể nói, ngôi đền có giá trị văn hoá - lịch sử - tinh thần rất lớn đối với đồng bào các dân téc Mường Thanh - Điện Biên, vì vậy việc bảo tồn, lưu giữ, phát triển những di sản văn hoá địa phương luôn là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người dân nơi đây.

Một phần của tài liệu hoàng công chất từ nhân vật lịch sử đến nhân vật truyền thuyết (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w