Hình thức lễ hội 1 Phần tế lễ

Một phần của tài liệu hoàng công chất từ nhân vật lịch sử đến nhân vật truyền thuyết (Trang 91)

3. Sự biến đổi từ lễ hội truyền thống đến lễ hội hiện đạ

3.2. Hình thức lễ hội 1 Phần tế lễ

3.2.1. Phần tế - lễ

Khác với phần lễ trong lễ hội truyền thống, lễ hội Hoàng Công Chất ngày nay đã ảnh hưởng Ýt nhiều của lễ hội miền xuôi. Lễ tắm tượng không được tổ chức thành nghi thức, nhưng qua điền dã, chúng tôi được các cụ có trách nhiệm trông coi đền cho biết: trước ngày hội vài ngày, những người trông đền đã làm một mâm lễ (lễ vật đơn giản chỉ có hoa, quả) dâng lên Hoàng Công Chất cùng các tướng lĩnh xin được lau chùi, “tắm rửa” tượng và ban thê.

*/. Lễ rước kiệu

Đây là hình thức lễ trong lễ hội truyền thống không có. Sau này người dân cho rằng Hoàng Công Chất là người miền xuôi nên có những thủ tục phải tuân thủ theo nghi thức miền xuôi.

Nghi lễ này được tiến hành vào 7 giê sáng ngày 24 tháng 2 âm lịch - điểm xuất phát của đám rước bắt đầu từ trường Trung học cơ sở Bản Phủ – nơi đang ươm trồng những tài năng cho quê hương đất nước. Kiệu rước được trang trí sơn son thếp vàng, trong kiệu có bát hương, có bài tế và các lễ vật dâng lên đền thờ Hoàng Công Chất, lễ vật gồm: xôi, gà và hoa quả.

Theo quan niệm của nhân dân, phần rước kiệu dâng lễ vật là hình thức biểu hiện lòng tin và sức mạnh của nhân dân các dân téc về sự biết ơn người anh hùng nông dân Hoàng Công Chất và các tướng Ngải, Khanh.... Kiệu rước có hai đòn do bốn người khiêng mặc trang phục lễ hội. Người khiêng phải là người khoẻ mạnh, gia đình không có tang, yên Êm, hoà

thuận. Người chỉ huy đám rước mặc trang phục trang nghiêm, là người đứng tuổi có vóc dáng khoẻ mạnh được mọi người tin yêu.

Đám rước kiệu được sắp xếp thứ tự đi trước, đi sau theo quy định. Đi đầu là đội cầm cờ hội và đoàn lính nghĩa quân cầm vũ khí gồm mười hai chiếc gươm, đao, giáo, mác... do mười hai trai đinh khoẻ mạnh trang phục nón lá, áo nâu, xanh (màu sắc đặc trưng của vùng Tây Bắc) thắt dây lưng vàng thực hiện, nó biểu hiện sức mạnh, tài năng của Hoàng Công Chất và gợi lại một thời dẹp loạn lõng lẫy khắp Tây Bắc của ông. Theo sau là đoàn nhạc lễ, tiếng chiêng, tiếng trống hoà với tiếng thanh la tạo nên âm thanh riêng của ngày hội. Tiếp đến là đoàn kiệu rước lễ vật, sau kiệu là đoàn tế lễ gồm những ông bà cao tuổi trong trang phục hội đi theo đám rước nh mét lực lượng hộ tống. Cuối cùng là dân làng với mọi lứa tuổi, mọi thành phần dân téc, rực rỡ trong trang phục của các dân téc.

Đám rước đi qua cổng đền, tiến vào đến sân đền thờ chính thì dừng lại và chuẩn bị cuộc đại tế, lính nghĩa quân được giãn ra hai bên nhà bia theo sự chỉ dẫn của ban tổ chức.

*/. Đại tế

Đại tế là nghi thức lễ trang trọng nhất của lễ hội đền Hoàng Công Chất. Sau khi kiệu được rước vào đền, lễ vật được dâng lên bàn thờ, một hồi trống trận trầm hùng được đánh lên vang động trong không khí im lặng, trang nghiêm. Trống trận vừa dứt, đại diện ban tổ chức lên ổn định và làm lễ chào cờ, sau đó đại diện của UBND huyện (hoặc xã, nếu xã tổ chức) lên đọc diễn văn khai mạc lễ hội. Kết thúc bài diễn văn, cuộc đại tế bắt đầu.

Đại tế do ban tế thực hiện, những người trong ban tế do xã, bản bầu ra sau khi đã lùa chọn kỹ. Chủ tế thường là một cụ cao tuổi trong làng, xã, gia đình yên Êm, không có tang, được nhân dân tín nhiệm. Bên cạnh chủ tế là các bồi tế đứng sau chủ tế, hành lễ theo chủ tế; đông xướng, tây xướng phụ trách xướng nghi thức trong lúc tế, đứng nối nhau bên cạnh hương án; nội

tán đứng hai bên chủ tế, dẫn chủ tế khi ra vào và trợ xướng; chấp sự là những người đứng hai bên phụ trách việc dâng hương, dâng rượu, chuyển bài văn tế. Còng nh chủ tế, những người này phải có gia đình hoà thuận, không có tang... Họ phải sống chay tịnh trước ngày hội một tuần.

Về trang phục, ban tế phải mặc lễ phục hội: mũ tế, quần trắng, áo thụng màu, chân đi hài. Riêng chủ tế, áo thụng, mũ tế màu đỏ, khoác áo choàng bào.

Một nét đặc biệt của buổi tế là có sự tham gia của các cụ già người Thái với trang phục lễ hội áo chàm đen, đầu đội khăn piêu. Hình ảnh đó thật cảm động, nó thể hiện tình đoàn kết các dân téc miền xuôi, miền ngược cùng tưởng nhớ công lao to lớn của người anh hùng Hoàng Công Chất.

Buổi đại tế kéo dài từ 8 giê đến 9giê 30 phót, tiến trình của nghi lễ được thực hiện nhịp nhàng theo lời xướng của chủ tế. Sau khi dâng hương, dâng rượu, chủ tế là người thay dân làng đọc bài văn tế. Nội dung bài văn tế bên cạnh lời cầu khẩn “dân khang, vật thịnh”, “gió thuận, mưa hoà” còn là sự diễn xướng tóm tắt và xâu chuỗi tất cả sự tích và truyền thuyết về Hoàng Công Chất, đồng thời còn là lời nhắc nhở con cháu ngày nay hãy tiếp bước cho ông ta thuở trước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa.

Nội dung chúc văn được viết theo lối văn tế, bố cục gọn, lời văn xúc tích.

Một phần của tài liệu hoàng công chất từ nhân vật lịch sử đến nhân vật truyền thuyết (Trang 91)