Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hộ

Một phần của tài liệu hoàng công chất từ nhân vật lịch sử đến nhân vật truyền thuyết (Trang 74)

Truyền thuyết và lễ hội là hai lĩnh vực khác nhau, truyền thuyết thuộc phạm trù Văn học dân gian, còn lễ hội thuộc phạm trù Văn hóa - Xã hội.

Truyền thuyết thiên về văn bản kể là chính. Nó khắc họa người anh hùng bằng ngôn từ, bằng hình tượng, bằng các biện pháp nghệ thuật theo đặc trưng thể loại; còn lễ hội lại chú trọng đến khâu diễn xướng, thực hành nghi lễ, tổ chức hội hè vui chơi có cộng đồng tham dù.

Đánh giá về lễ hội, GS.TSKH Phan Đăng Nhật viết: “Lễ hội là một bộ

sách bách khoa đồ sộ, là một bảo tàng sống về đời sống văn hoá tinh thần của người Việt. Nó đã và sẽ có tác động mạnh mẽ và sâu sắc vào tâm linh, vào việc khuôn đúc tâm hồn và tính cách Việt Nam xưa nay và mai sau” [61;

15].

Thuộc hai lĩnh vực khác nhau, nhưng truyền thuyết và lễ hội, do đặc trưng của nó nên có mối quan hệ chặt chẽ và khăng khít với nhau. Đặc biệt với thể loại truyền thuyết anh hùng chống xâm lược thì mối quan hệ này lại rất gắn bó: “Một đặc điểm của truyền thuyết anh hùng chống xâm lược của

ta là thường gắn liền với các cuộc hội mùa và nghi lễ tế thần ở các đền chùa, đình miếu” [32; 144]. Truyền thuyết tạo cho nội dung lễ hội thêm

phong phú, thiêng liêng, cao cả. Ngược lại, lễ hội nhằm minh chứng, khẳng định cho sự tồn tại của truyền thuyết. Khi truyền thuyết được biểu hiện bằng diễn xướng trong lễ hội sẽ tạo sự sinh động, hấp dẫn, thu hót và để lại

Ên tượng sâu sắc cho mọi người, tạo nên một diện mạo văn hoá khá hoàn chỉnh, mang dấu Ên riêng về nét đẹp văn hoá làng, nước – một sản phẩm Folklore độc đáo của dân téc. Vì vậy, truyền thuyết là một thể loại thuộc văn học dân gian, còn lễ hội là một hình thức của tín ngưỡng và diễn xướng dân gian, nhưng giữa chúng có mối liên quan với nhau thể hiện tính nguyên hợp của văn hoá dân gian. Truyền thuyết và lễ hội cùng phản ánh những nhân vật, những sự kiện lịch sử, tôn giáo. Chúng đều là sản phẩm hoạt động tinh thần của nhân dân, do nhân dân sáng tạo, bồi đắp, lưu giữ và thể hiện. Cả hai đều có một bộ phận rất quan trọng là tập trung ca ngợi những người có công với dân, với nước; đều hướng đến mục đích khơi dậy niềm tự hào dân téc, nhắc nhở con cháu đừng phụ công ơn của các bậc tiền bối.

Trong kho tàng văn học dân gian, chóng ta có một hệ thống các truyền thuyết về các anh hùng chống ngoại xâm như Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi... thì cũng có rất nhiều những lễ hội được mở để kỷ tưởng nhớ những nhân vật này ở các miền khác nhau trong cả nước. Nh vậy, cả truyền thuyết và lễ hội đều thực hiện một chức năng xã hội. Nhiều truyền thuyết thường được các địa phương đem ra diễn xướng trong các dịp lễ hội. Do đó, truyền thuyết được tái hiện trong tâm hồn người dân hết sức sống động, đầy thiêng liêng và tự hào. Nhân dân thưởng thức truyền thuyết qua diễn xướng trực tiếp, có sự phân vai, sự chuẩn bị lễ vật. Và lễ hội trở thành một môi trường tốt cho sự lưu hành truyền thuyết. Người dân đến lễ hội không chỉ để khấn nguyện và vui chơi mà còn kể cho nhau nghe những truyền thuyết, thần tích về người anh hùng. Và cũng chính sự nhập vai, đóng vai đã làm cho người dân tự mình hoàn thiện về mặt đạo đức, phẩm hạnh, ghi nhớ sâu sắc hơn hành trạng của người anh hùng. Ở họ vừa có niềm hân hoan trước cộng đồng, vừa có niềm thành kính thiêng liêng đối với quá khứ, đối với các vị anh hùng dân téc.

Trong việc tái hiện hình tượng người anh hùng, ngợi ca chiến công của họ thì truyền thuyết là yếu tố phản ánh mang tính chất “tĩnh”, còn lễ

hội là yếu tố phản ánh mang tính chất “động”. Mỗi hình thức phản ánh này đều có nét đặc sắc, lý thó riêng và luôn bổ sung cho nhau. Điều này xuất phát từ đặc trưng thể loại.

Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, khắc hoạ nhân vật anh hùng bằng ngôn từ, hình tượng, các thủ pháp nghệ thuật hư cấu, kì vĩ hoá để người tiếp nhận hình dung tưởng tượng. Còn lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian tổng hợp cần có môi trường để diễn xướng, cộng đồng tham dự. Hội lễ ca ngợi người anh hùng bằng tín ngưỡng, bằng nghi thức lễ bái, bằng phong tục, bằng sự kiêng kị, hành trạng, trò chơi dân gian... Tuy nhiên, trong việc phản ánh người anh hùng, truyền thuyết cũng có những ưu thế mà lễ hội không có được. Truyền thuyết có khả năng kể về cuộc đời, thuật được nhiều chi tiết cụ thể, gợi cảm về các sự kiện, các chiến công của nhân vật với những ngôn ngữ, cử chỉ riêng biệt ở từng nhân vật khả năng phản ánh, ghi sâu trong trí nhớ người dân. Hơn nữa, truyền thuyết còn có khả năng khơi dậy, kích thích trí tưởng tượng của người nghe về người anh hùng.

Tóm lại, cả truyền thuyết và lễ hội cùng phản ánh về các nhân vật anh hùng, là công cụ để nhân dân nhận thức về lịch sử, là tấm gương phản chiếu trung thành lý trí và tình cảm của nhân dân trong sự nhận thức đó. Truyền thuyết và lễ hội cùng hỗ trợ nhau trong việc củng cố ở nhân dân đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, ý thức tôn kính các vị anh hùng đã có công với dân, với nước, niềm mong muốn sống một cuộc sống cao đẹp, anh hùng. Thông qua lễ hội, vừa nhằm mục đích hồi tưởng lại công lao to lớn của các vị anh hùng dân téc, vừa là dịp để người dân bộc lé, gửi gắm ước mơ, khát vọng của mình tới các vị “thần”, cầu mong sự hiển linh phù hộ cho họ mọi sự bình an, mùa màng tươi tốt, quốc thái, dân an... Thông qua các hoạt động

diễn xướng trong lễ hội cũng là cách tuyên truyền và bảo lưu các truyền thuyết một cách hiệu quả nhất. Vì vậy, truyền thuyết và lễ hội về người anh hùng sẽ còn tồn tại mãi mãi.

Truyền thuyết về Hoàng Công Chất ở Noong Hẹt - Điện Biên cũng có chung đặc điểm trên. Truyền thuyết về ông gắn liền với lễ hội của xã bản được tổ chức hàng năm đã mang lại sự thanh thản tâm linh cho con người, tạo cho lễ hội nhiều nội dung phong phó, sinh động. Ngược lại, lễ hội cũng đem lại cho truyền thuyết sức sống lâu dài, bất diệt trong đời sống xã hội, tâm linh.

Một phần của tài liệu hoàng công chất từ nhân vật lịch sử đến nhân vật truyền thuyết (Trang 74)