Truyện kể về những địa danh liên quan đến cuộc khởi nghĩa.

Một phần của tài liệu hoàng công chất từ nhân vật lịch sử đến nhân vật truyền thuyết (Trang 32)

2. Nhân vật Hoàng Công ChÊt trong truyền thuyết dân gian

2.2. Truyện kể về những địa danh liên quan đến cuộc khởi nghĩa.

Đất Điện Biên bao gồm một vùng núi rừng bao la trùng trùng, điệp điệp với những thung lũng nhỏ hẹp, màu mỡ vây quanh cánh đồng Mường Thanh, nằm lọt trong lưu vực 3 con sông: sông Mã, sông Nặm Núa (một nhánh của sông Nặm U) và Nặm Mấc (một nhánh của sông Đà) và dãy núi PuXamXao. Điện Biên cũng là miền "gà gáy ba nước đều nghe tiếng” nh đồng bào địa phương thường gọi, nơi tụ tập của nhiều téc người, nhiều tiếng nói, chữ viết, nhiều phong tục tập quán khác nhau, nơi tận miền biên cương xa xôi của Tổ quốc. Vì thế mà từ trước đến nay, đất Điện Biên đã từng là nơi chứng kiến bao cảnh loạn lạc, gươm đao do bọn ngoại xâm gây nên, đồng thời cũng đã từng viết nên bao trang sử đấu tranh bất khuất, đã từng nêu cao bao gương chiến đấu oai hùng của dân téc trong đại gia đình các dân téc Việt Nam để bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ. Chính vì vậy, bên cạnh việc nghiên cứu hệ thống truyền thuyết về người anh hùng Hoàng Công Chất, còn có

những mẫu kể mang thuộc tính của truyền thuyết địa danh. Hiện nay, ở Điện Biên còn những tên đất đánh dấu tội ác của giặc Phẻ.

Ở gần đồi Độc Lập, có cánh đồng Tông Khao (cánh đồng Trắng), tại nơi đây, giặc Phẻ đã dồn trẻ con xuống, tháo nước vào giết chết hết. Lại có một địa danh khác gọi là Hoong Ma Nao (Khe chã rét). Vì sao lại có tên gọi đó? Truyện kể rằng: Khi giặc Phẻ tràn đến bản làng vào ban đêm, các bà mẹ vội địu con chạy giặc. Trong lúc hoảng hốt, vơ vội cả con chã vào địu, tưởng đó là con mình. Chạy mãi đến một cái khe mới kịp gỡ địu ra xem, thì té ra đó chỉ là một con chã chết rét. Hay một địa danh nữa mà người ta vẫn gọi là Hồng Cóm, chính là Hoong Cóm. Cóm là “cái Bem” – một thứ đồ dùng đan bằng mây của đồng bào Thái để đựng tiền bạc, quần áo, chăn màn, khi cần mang đi xa có thể dùng dây quàng vào vai để cõng đi. Giặc Phẻ đến, dân bản cõng những cái Cóm chạy, đến chỗ đó mệt quá, đành vứt hết những cái cóm để chạy thoát thân. Từ đó, cái lạch (hoong) Êy có tên là Hoong Cóm- tức “lạch bem”.

Có thể thấy, qua những câu chuyện về những địa danh Êy, ta thấy được Ên tượng sâu sắc của nhân dân vùng này về tội ác dã man của giặc Phẻ. Đồng thời càng khẳng định công lao to lớn của Hoàng Công Chất trong việc đánh tan giặc Phẻ, giải phóng đồng bào thoát khỏi sự tàn sát, đem lại cho nhân dân cuộc sống Êm no, hạnh phóc.

Trong công việc xây dựng thành Bản Phủ của Hoàng Công Chất, cũng xuất hiện nhiều địa danh mới. Chẳng hạn, trong việc vận chuyển tre gai từ dưới xuôi lên để trồng xung quanh thành (chương I đã giới thiệu), những người già kể lại rằng, quân ông Chất chở tre gai từ sông Mã vào, gánh đến một cánh đồng thì đặt xuống nghỉ, từ đó cánh đồng mang tên Na Sang (cánh đồng Tre). Sau này, cái tên Na Sang được dùng để đặt tên cho một làng bản, đó chính là bản Na Sang, hiện nay nằm trên địa bàn xã Núa

Ngam. Ở gần thành Bản Phủ cũng có nhiều địa danh khác đáng chú ý nh: Huổi Lé, Hoong Lé...

Tương truyền, trước khi xây dựng thành, Hoàng Công Chất phải đứng trên đỉnh núi Pu Nang Non (núi nàng ngủ) để bao quát toàn bộ khu lòng chảo Điện Biên từ đó xác định vị trí của nơi xây dựng để có thể xây được một khu căn cứ địa vững chắc, có lợi thế về mọi mặt. Núi Pu Nang non rất cao, đứng trên đó có thể nhìn bao quát toàn bộ khu lòng chảo Điện Biên. Đây là khu đất có địa thế quân sự rất tiện lợi, trước đây bọn giặc Phẻ cũng chọn khu vực này để đóng quân, nếu thắng thì tiến thẳng sông Nậm Rốm vào Bản Phủ, nếu thua thì cũng dễ dàng rút lui theo sông Nậm Núa về Lào, Thái Lan. Ngoài ra còn có truyền thuyết về “Ao tắm voi”, thể hiện tấm lòng tình nghĩa của Hoàng Công Chất với bầy voi. Tương truyền, Hoàng Công Chất đã sử dụng voi làm phương tiện chiến đấu và vận chuyển, con voi có một mối ân tình sâu nặng với nghĩa quân, đặc biệt là với vị chủ tướng giầu lòng yêu nước, thương dân. Khu ao giếng trước thành là nơi để voi tắm, nước trong ao không bao giê cạn, mặc dù giếng mọi nơi hạn hán. Khi Hoàng Công Chất chết, đàn voi tự nhiên bỏ đi đâu mất.

Khảo sát truyền thuyết lịch sử, chúng ta sẽ gặp những câu chuyện về những người anh hùng cưỡi voi ra trận. Qua các câu chuyện kể hay qua các bức tranh dân gian, ta thấy hình ảnh voi đã gắn liền với lịch sử chống giặc ngoại xâm giữ nước của dân téc. Hình ảnh Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh quân xâm lược từ những năm đầu Công Nguyên còn truyền tụng mãi đến ngày nay. Đến thế kỷ thứ III, hình ảnh voi lại xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa của người anh hùng Triệu Thị Trinh. Cuối các đời Trần, Lê, Nguyễn voi được sử dụng nhiều trong chiến trận chống giặc phương Bắc. Có lẽ bầy voi của Hoàng Công Chất trong truyền thuyết cũng giống như nhiều con voi đã cùng những người anh hùng dân téc đi vào lịch sử chống ngoại xâm, được kể lại, được truyền tụng trong dân gian. Có thể thấy, hình ảnh con voi luôn gắn liền

với người anh hùng trong truyền thống chống giặc ngoại xâm là một hình ảnh đẹp đẽ và rất oai phong. Nh vậy, một đặc điểm đáng quý của truyền thuyết là luôn cung cấp cho ta những hiểu biết về nguồn gốc địa danh, tên đất, tên làng. Nhưng địa danh không đơn giản là “tên đất”, nã còn là “âm

thanh của đất”, “Những âm thanh thân thiết từ cuộc sống của nhân dân các địa phương, từ lịch sử mấy ngàn năm của dân téc vọng về” [ 47; 52].

Truyền thuyết dân gian tái tạo chứ không tái hiện lịch sử. Từ lịch sử Hoàng Công Chất đi vào truyền thuyết theo cách nhìn và quan điểm của nhân dân. Trong truyền thuyết, hình ảnh Hoàng Công Chất hiện lên kỳ vĩ, lớn lao. Sự kỳ vĩ lớn lao này là do nhân dân đã thần thánh hoá người anh hùng mà mình tôn kính. Với xu hướng “địa phương hoá”, truyền thuyết đã gắn những kỳ tích, những chiến công của Hoàng Công Chất vào những xâu chuyện giải thích nguồn gốc một số địa danh. Với xu hướng “lịch sử hoá”, mét số tên gọi địa lý được lý giải bằng những câu chuyện có liên quan đến sự nghiệp của vị thủ lĩnh này. Phải chăng, đó là hình thức ngợi ca tuy giản dị nhưng cũng không kém phần sâu sắc mà nhân dân đã dành cho người anh hùng. Điều đó cũng tạo nên sức sống mãnh liệt và trường tồn của những truyền thuyết về Hoàng Công Chất trong lòng mỗi người dân qua nhiều thế hệ.

Một phần của tài liệu hoàng công chất từ nhân vật lịch sử đến nhân vật truyền thuyết (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w