Hình tượng Hoàng Công Chất được truyền thuyết khắc hoạ trên cương vị “nhân thần”, “phúc thần”

Một phần của tài liệu hoàng công chất từ nhân vật lịch sử đến nhân vật truyền thuyết (Trang 64)

trên cương vị “nhân thần”, “phúc thần”

Truyền thuyết kể rằng Hoàng Công Chất xuất hiện là do Trời phái xuống, tướng mạo khác thường, sức mạnh vô song. Điều này hoàn toàn phù hợp với tư duy dân gian: Khi đất nước có giặc ngoại xâm thì vĩ nhân xuất hiện. Đối với các vị anh hùng dân téc truyền thuyết thể hiện nguồn gốc xuất thân hoang đường nhưng không xuất phát từ thần linh. Với Hoàng Công Chất truyền thuyết xây dựng nguồn gốc xuất thân do thần thánh giáng thế hay xuất thân từ “nhiên thần”, đây là yếu tố thể hiện tư duy và tín ngưỡng của đồng bào Thái Tây Bắc coi Trời là đấng thần linh, sinh ra con người và mọi vật trên trái đất. Trong tín ngưỡng dân gian, thế giới thần linh là biểu tượng cho sức mạnh vô biên và việc đưa hình tượng người anh hùng vào thế giới đó đã biểu hiện lòng tôn kính vô độ. Xây dựng những truyền thuyết dân gian mang đậm yếu tố thần linh, dân gian muốn gửi gắm trong đó ước vọng sẽ luôn được đấng thần linh phù trợ. Theo cách lý giải đó, sở dĩ Hoàng Công Chất đạt được những chiến công kỳ vĩ là do xuất thân từ thần linh và được thần linh trợ giúp.

Nhưng thực chất, hình tượng Hoàng Công Chất trong truyền thuyết là một hình tượng có cốt cách “ Nhân thần”. Ông là một nhân vật có thực trong lịch sử, được thần thánh hoá nhờ sự ngưỡng mộ của nhân dân. Với chiến công đánh đuổi giặc ngoại xâm, Hoàng Công Chất đã đem lại cho đồng bào Điện Biên một cuộc sống yên vui trong cảnh đất nước thanh bình. Cuộc sống Êy là niềm mong ước của nhân dân mọi thời đại.

Trong tình cảnh vận mệnh đất nước hết sức rối ren, cuộc sống của nhân dân bấp bênh, khổ cực, sự xuất hiện của Hoàng Công Chất là sự xuất hiện của một vị cứu tinh. Bởi lịch sử Điện Biên là lịch sử của những cuộc tranh chấp triền miên giữa bọn chóa đất: Dưới thời Lê Thái Tổ, chóa Mường Muổi là Mứn Pú, Mứn Lạn giúp chóa Mường Thanh tranh chấp đất đai với các chóa phong kiến Lào ở miền Thượng Lào. Đời Lê Thánh Tông, chóa Mường Muổi là Ngần Păn Na cầu cứu chóa Mường Thanh và chóa phong kiến Lào miền sông Nặm U (PhongSaLy hiện nay) chống lại quân triều đình. Đời

Trịnh – Mạc, Trịnh – Nguyễn phân tranh, đến đời vua Lê Dụ (1720 – 1729) quyền làm chóa của người Lự ở Mường Thanh chấm dứt. Thời kỳ này xuất hiện đám giặc Phẻ :“chúng từ Mường Thanh tràn xuống cướp phá miền Sơn

La, gây nên không biết bao nhiêu tội ác trên đất Tây Bắc, đặc biệt là miền Điện Biên”, “nhiều thủ lĩnh Thái và các dân téc khác hô hào nhân dân nổi dậy nhưng đều thất bại” [59; 49]. Vận mệnh dân téc được đặt vào tay Hoàng

Công Chất và ông đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử Êy.

Trong cốt cách “nhân thần”, Hoàng Công Chất còn làm nhiều việc có Ých cho đời sống nhân dân bớt phần khổ cực. Công lớn nhất của ông là giải phóng Mường Thanh, mở mang bờ cõi, xây dựng Điện Biên thành một thủ phủ vững mạnh về mọi mặt: quân sự, kinh tế, văn hoá... Ông chăm lo đến việc giải quyết vấn đề ruộng đất, đem lại sự công bằng, hợp lý “Chia

nước cho dân uống, chia ruộng cho dân cày”.

Mặc dù không được một tài liệu nào ghi chép lại công lao to lớn của Hoàng Công Chất, song trong quá trình điền dã, chúng tôi được biết thêm rằng, ngoài những kỳ tích kể trên, Hoàng Công Chất còn là người có công lớn trong việc nâng cao dân trí, đem lại những kiến thức, kĩ thuật trồng trọt từ miền xuôi khai phá cho đồng bào Mường Thanh, dạy dân cách trồng cấy để mùa màng tăng năng suất. Đồng thời, dạy dân biết đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, xây dựng khối tình đoàn kết giữa các dân téc Tây Bắc. Hành động đó của Hoàng Công Chất càng khắc sâu thêm bản chất tốt đẹp, luôn vì người khác của ông. Và cũng chính vì thế, ông đã trở thành đức thánh của lòng dân “sống làm tiết nghĩa, chết nên phóc thần”.

Khắc hoạ hình tượng Hoàng Công Chất trong cốt cách “nhân thần”, nhân dân muốn khẳng định những cống hiến của ông với nhân dân, với đất nước là to lớn và rất có ý nghĩa. Ở đây, cảm hứng tôn vinh của nhân dân đối với nhân vật được bộc lé một cách rõ nét.

“Là thần chuyên làm những điều tốt lành”( Thường là người có công đức đã chết đi được nhân dân tôn thê). (Từ điển tiếng Việt – NXB Đà Nẵng 1998)

Trong quan niệm dân gian, người anh hùng “sinh vi tướng, tử vi

thần” có nghĩa là: Sinh ra làm tướng giúp dân, giúp nước, chết đi làm thần

giúp nước, giúp dân. Hoàng Công Chất - người anh hùng của đồng bào Thái Tây Bắc cũng mang cốt cách Êy. Trong tâm thức của đồng bào Thái, Hoàng Công Chất đã hoá vào cõi bất tử. Sau khi “hoá” ông vẫn tiếp tục nhiệm vụ giúp dân, giúp nước qua sù “hiển linh, phù trợ”.

Trong dân gian từ trước tới nay, nhiều truyền thuyết nói về sự hiển linh của Hoàng Công Chất, song do bị coi là “giặc” phản lại triều đình, cho nên, những câu chuyện đó không được ghi chép lại đầy đủ mà chỉ được lưu truyền miệng trong nhân dân. Ngay cả việc lập đền thờ ông cũng là do tự nhân dân với tấm lòng tin yêu, thành kính mà lập nên. Tuy nhiên, theo lời nhân dân thì ngôi đền này cũng rất linh nghiệm, đồng bào khắp nơi đều biết về sự linh nghiệm đó, nên từ miền xuôi đến miền ngược, người dân đổ về thắp hương cầu khấn mong sự bình an, may mắn. Câu chuyện do cụ Lò Văn Đón kể (LV đã trình bày trong CII, mục 2.4) cho ta thấy sự hiển linh, phù trợ của Hoàng Công Chất trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta để rồi sau gần một thế kỷ sống dưới ách áp bức, bóc lột, nhân dân ta lại được sống trong hoà bình, kết thúc ách đô hộ của thực dân Pháp vào ngày 7/5/1954 – một sự trùng lặp 200 năm về trước 7/5/1754 ngày chiến thắng giặc Phẻ. Lưu truyền những truyền thuyết này líp con cháu muốn đặt niềm tin, ước vọng vào cha ông, những người anh hùng sẽ luôn hiện hữu trong tâm thức và soi đường chỉ lối cho họ. Đó phải chăng là sự biểu hiện sâu sắc nhất của ý niệm “ Phóc Thần”.

Ta nhận thấy, câu chuyện này mặc dù mang đậm chất mê tín, nhưng xét trên một góc độ nào đó, câu chuyện đã thể hiện ước vọng của nhân dân: Người anh hùng sẽ bất tử với thời gian. Trong tâm thức của họ, người anh hùng vẫn luôn hiện diện và “phù hộ độ trì” cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Nh vậy, trong truyền thuyết dân gian, Hoàng Công Chất không chết mà ông chỉ đi từ cõi trần sang cõi linh thiêng. Thêu dệt câu chuyện mang đậm yếu tố thần kỳ, nhân dân muốn bày tỏ sự biết ơn sâu sắc của mình đối với người anh hùng đã vì dân, vì nước.

Một phần của tài liệu hoàng công chất từ nhân vật lịch sử đến nhân vật truyền thuyết (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w