Nội dung lễ hội 1 Phần lễ

Một phần của tài liệu hoàng công chất từ nhân vật lịch sử đến nhân vật truyền thuyết (Trang 79)

2. Lễ hội truyền thống

2.2. Nội dung lễ hội 1 Phần lễ

2.2.1. Phần lễ

Công việc chuẩn bị cho buổi tế lễ được bắt đầu từ ngày 24 tháng 2 âm lịch. Trong tế lễ Hoàng Công Chất gồm: Phần hiến tế lễ vật, phần bày lễ và phần xướng lễ, tất cả đều phải làm vào ban đêm.

*/. Cách thức làm mâm lễ

Bắt đầu từ khoảng 21h – 22h đêm ngày 24 tháng 2 âm lịch, dân bản tiến hành mổ một con bò, một con dê đem thui, cạo sạch rồi lại đem thui cho đến khi vàng ươm, sau đó họ mổ phanh bông con vật, lấy bộ lòng ra làm riêng cho thật sạch và mổ thêm hai con gà.

Nhà đền có hai gian thờ, mọi người lấy chiếu dải ở góc gian ngoài, tiếp đó lấy lá chuối xanh dải lót lên chiếu. Bộ lòng bò, lòng dê sau khi đã làm sạch được đem đặt tất cả lên lá chuối, bộ nào để riêng bộ đấy. Sau đó, người ta khiêng hai con bò và dê đã thui vàng lên, dạng 4 chân chúng ra rồi đặt úp lên bộ lòng. Cuối cùng lấy một tàu lá chuối nhỏ đặt lên lưng con bò thui và lấy tiếp một đĩa muối ớt, một con dao nhỏ, sắc đặt lên tàu lá chuối nhỏ đó. Hương và nến được thắp ở phía đầu con bò, một con gà luộc, một gói xôi trắng được gói bằng lá chuối cùng 7 chén rượu được đặt bên cạnh. Xôi được đồ bằng một thứ gạo nếp nương, hạt to, thơm ngon và đồ bằng “chõ” (một vật dụng làm bằng gỗ của đồng bào dân téc miền núi). Đối với mâm lễ có đặt con dê cũng được xắp tương tù. Nh vậy, mâm lễ cóng đã được chuẩn bị xong. Có thể thấy, qua cách thức làm mâm lễ, chúng tôi thấy ở đây đã có sự đan xen giữa nghi thức miền núi và miền xuôi. Theo tư duy của đồng bào Thái, Hoàng Công Chất là người miền xuôi nhưng ông đã lên Điện Biên đấu tranh đem lại tự do cho đồng bào Thái và trở thành anh hùng của họ, trở thành một vị thánh. Do vậy, lễ cóng Hoàng Công Chất phải

được thực hiện theo nghi lễ kết hợp giữa hai miền, thể hiện niềm yêu mến, kính trọng của nhân dân đối với nhân vật. Trong cuốn “Sông núi Điện Biên” của tác giả Trần Lê Văn có nói tới việc sắm lễ dâng Hoàng Công Chất bằng lễ tam sinh bao gồm: trâu trắng, dê, lợn. Lễ vật được đặt ở gốc đa, có âm thanh của chiêng trống trong lễ cóng tế. Nhưng qua khảo sát, điền dã, phân tích chúng tôi nhận thấy tác giả đã có sự nhầm lẫn với lễ Xên mường, Xên bản của người Thái. Bởi cũng giống như lễ hội thành Bản Phủ, lễ Xên mường, Xên bản phần nhiều cũng được tổ chức vào đầu năm - tức là vào mùa xuân (một số nơi tổ chức vào tháng 7 âm lịch). Trong lễ Xên mường, Xên bản, mâm lễ dâng lên thần linh phải bằng trâu (một trâu đen và một trâu trắng). Vì sao phải nh vậy? Theo tín ngưỡng của đồng bào Thái, con trâu trắng tượng trưng cho những gì không may mắn, run rủi... của năm cũ gửi vào đó mong muốn được tẩy rửa, gột sạch. Còn trâu đen dâng lên thần linh là để cầu mong sù may mắn, mưa thuận gió hoà, dân khang, vật thịnh, mùa màng bội thu trong năm mới. Tiếng chiêng trống ầm vang là sự vui mừng của đồng bào khi vào lễ hội. Ngoài ra, việc cóng trâu trong lễ Xên mường còn là biểu tượng của tín ngưỡng thờ thần tự nhiên là thần đất và thần nước. Điều đó liên quan đến một truyền thuyết của người Thái: tương truyền có một cậu bé con nhà nghèo đi câu cá. Trên đường đi, cậu bé nhìn thấy hai con trâu (một trắng, một đen) đang húc nhau. Cậu liền chạy lại dùng cần câu của mình đánh vào mông con vật để can ngăn. Hai con trâu sợ hãi bỏ chạy, trâu trắng chạy xuống nước, trâu đen chạy lên rừng, lông trâu trắng và trâu đen đã dính lại cần câu của cậu bé. Cậu không vứt đi mà đem về nhà giắt lên vách tường. Từ ngày đó, gia đình và làng bản của cậu gặp nhiều may mắn và ngày càng trở nên khá giả, trù phú. Người dân cho rằng, thần đất và thần nước đã hiện về phù hộ cho họ. Do vậy, hằng năm trong lễ hội Xên mường họ mổ trâu cóng tế để tưởng nhớ công ơn của hai vị thần.

Việc cóng tế Xên mường, Xên bản phải được tổ chức tại gốc cây đa to nhất làng, bản bởi theo tín ngưỡng của đồng bào Thái, đó là nơi trú ngụ của các vị thần linh: “Thần cây đa, ma cây gạo”. Như chúng ta đã biết, ngay trước cửa đền thành Bản Phủ có một cây đa rất to, thiêng chính vì vậy mà người dân Noong Hẹt - Điện Biên đã cóng Xên Mường, Xên Bản ngay tại gốc đa này. Trong lễ Xên Mường, Xên Bản, người dân “mổ mười hai con trâu và dành mét con cóng đền Hoàng Công Chất”

(Sưu tầm của bà Lường Thị Đại- Điên Biên).

Có lẽ vì vậy mà một số tài liệu đã cho rằng lễ hội đền thành Bản Phủ dâng lễ vật bằng trâu.

Cũng như tín ngưỡng dâng thần linh bằng trâu trong lễ hội Xên mường, Xên bản, hội đền thành Bản Phủ dâng lễ vật bằng bò và dê để tưởng niệm những người anh hùng, ngoài những yếu tố liên quan đến truyền thuyết còn có nguồn gốc sâu xa nó gắn với lễ hội của nền văn hoá nông nghiệp lúa nước.

*/. Việc xướng tế – lễ trong đền

Việc cóng tế ở đền Bản Phủ được bắt đầu từ nửa đêm ngày 24 tháng 2 âm lịch, do một ông mo người Thái đảm nhiệm. Ông mo có 8 người giúp việc, 8 người này được miễn việc đi phu, nhưng phải thay phiên nhau làm tạp dịch ở đền. Sau khi mâm lễ đã được chuẩn bị xong, ông mo vào gian trong thắp hương, sau đó quỳ gối trên chiếu, ông dùng hai thanh gỗ hoặc hai mảnh tre nhá (sau thay bằng hai đồng tiền xu) để “xin âm dương” – một hình thức thỉnh cầu các vị thần. Trên tất cả ba quân, các vị thần được mời về là Then Chất và sáu tướng đã giúp ông đánh đông dẹp bắc.

Trước tiên, ông mo xướng mời Hoàng Công Chất (xướng thầm), sau khi xướng mời Hoàng Công Chất xong, ông mo đi giật lùi ra ngoài (không được quay mặt bước ra, thể hiện lòng thành kính của người dâng lễ). Đến gian ngoài, trước mâm lễ có bò, dê, gà... ông mo lại thắp hương, nến, quỳ gối chắp tay khấn lạy cả sáu ông tướng cùng một lúc (trong đó có cả tướng Ngải

và Khanh) vì thời gian không cho phép kéo dài để xướng mời từng viên tướng một bởi tất cả các nghi lễ này đều phải làm xong trước khi trời sáng.

Nh vậy, việc chuẩn bị lễ, dâng lễ, tế lễ của lễ hội Hoàng Công Chất trong dân gian đã hoàn tất, tất cả đều phải làm vào ban đêm. Ông mo khấn cóng thần cũng phải nói nhỏ. Tại sao lại phải nh vậy? Là bởi vì, theo tín ngưỡng dân gian, đồng bào Thái cho rằng: bảy ông tướng trong truyền thuyết sợ quân của thầy Tiệp (quân triều đình) tới, nên phải ăn uống vội vàng trong đêm, cũng không được phép ồn ào, khi ăn xong thì cùng nhau tự tử. Trời sáng, thầy Tiệp đến thì mọi việc đã xong xuôi.

Do cóng vào ban đêm, lại khấn thầm cho nên bài khấn không được nhiều người biết đến. Vả lại, do đặc thù của địa phương là vùng gồm nhiều dân téc với nhiều ngôn ngữ, chữ viết khác nhau nên bài khấn không được ghi chép lại một cách đầy đủ. Hơn nữa, chủ tế là một ông mo người Thái không sõi tiếng Kinh, lời cóng được đọc vừa bằng tiếng Kinh, vừa bằng tiếng Thái. Qua sưu tầm, chúng tôi chỉ thu thập được một đoạn, chắc hẳn đây mới chỉ là một mảng của bài văn khấn với lời lẽ méc mạc, thật thà:

“... Quận Ngải, quận Khanh

Quận tả, quận hữu. Có rượu, có thịt

Ăn cho no, uống cho say

‘Cụm Côm’ con cháu...” ( Phù hộ con cháu)

Có thể thấy, mặc dù việc tế lễ diễn ra rất đơn giản, nhanh gọn, song việc chuẩn bị lễ cùng những nghi thức tế lễ cũng giúp chúng ta thấy được tấm lòng biết ơn, sự ngưỡng mộ và niềm tin của đồng bào Thái Mường Thanh đối với vị anh hùng có công chống giặc ngoại xâm.

Sau khi cóng Hoàng Công Chất xong, người dân thụ léc ngay tại đền, vừa xẻo thịt nướng chín chấm muối ớt ăn, vừa tổ chức các hoạt động hội.

Ngày 27 - 28 tháng 2 âm lịch cũng là ngày cuối cùng của lễ hội, người ta chỉ mổ lợn cóng vào ban ngày ngoài nhà thờ tế phủ.

2.2.2. Phần hội

Hội là phần sinh hoạt văn nghệ dân gian, đựơc tổ chức sau lễ. ở đó diễn ra các trò chơi vô cùng đặc sắc và phong phú. Các trò chơi cũng thu hót được đông đảo người xem và tham gia làm cho không khí ngày hội thêm náo nhiệt.

*/. Chọi gà

Chọi gà là một trò chơi gắn liền với tín ngưỡng dân gian đặc sắc. Nã xuất hiện từ rất xa xưa và cho đến ngày nay nhiều “trường gà” đã và đang được rất nhiều người tham gia. Để có một con gà chọi thì người nuôi gà phải tốn nhiều công sức, tiền của, và trước hết phải chọn được giống gà tốt, tướng đẹp, sau đó mới nuôi dưỡng, tập luyện chúng. Thường thì cách chơi chọi gà trong dân gian, theo tư liệu điền dã, chúng tôi thấy không có luật định cụ thể trong cuộc chơi mà chỉ giao ước bằng miệng. Mỗi cuộc chơi, trọng tài sẽ ra quy ước trước khi cho gà chọi nhau.

Thường thì cuộc chơi được diễn ra vào tầm cuối chiều, khi ánh mặt trời không còn gay gắt để tránh ảnh hưởng đến sự hao tổn sức lực của gà chọi (nếu trời mát có thể tổ chức cuộc chơi sớm hơn).

Khi có hiệu lệnh, hai chủ gà sẽ ôm gà của mình vào sới, hiệu lệnh vừa dứt, hai chủ gà thả gà ra và ngồi vào vị trí của mình. Để phân minh thắng bại ở trò chơi này thường là năm hồi. Khi vào đấu, có khi ngay ở hồi đầu đã phân thắng bại, nhưng cũng có khi phải nhiều hồi mới có kết quả. Nếu gà thua tự bỏ cuộc thì gọi là “kỳ tử”. Nếu chủ gà đoán trước được khả năng yếu kém của gà mình thì có thể xin trọng tài cho dừng trận đấu. Đây là một số quy ước về đấu trường gà thường thấy ở rất nhiều nơi.

Chọi gà là thó vui có sức thu hót đông đảo người xem, có thể nói, chọi gà vừa mang tính chất giải trí, vừa nâng cao tinh thần thượng võ.

*/. Leo cột mỡ

Dựng cột gốc bào nhẵn, trên nhỏ, dưới to, cao chõng 15 – 20m, bôi thêm dầu mỡ cho thật trơn. Trên đầu cột treo giải: hoặc một con vịt, hoặc một vuông vải...Những đồ vật treo giải là biểu tượng cho cái ăn, cái mặc, biểu tượng cho sù no Êm của một năm mới. Ai trèo đến nơi giật được các đồ vật đó được coi là người tróng giải và là người may mắn Ngoài những vật treo trên cột, người được giải còn được trao thêm tiền hoặc bạc trắng.

Leo cột mỡ cũng là một trò chơi thể hiện tinh thần tập luyện để có một sức khoẻ dẻo dai, sự khôn khéo trong chiến thuật.

*/. Tómaklẹ

Đây là trò chơi dân gian của đồng bào Thái. Cách chơi nh sau: Dùng quả tómaklẹ (một thứ quả được lấy từ rừng về, màu cà phê), chọn quả bẹt đều, số lượng người chơi không giới hạn, chia đều mỗi bên vào từng cặp. Mỗi người tham gia sẽ tự dùng quả của mình. Trò chơi có từng cấp bậc (nh đánh chuyền của người Việt), nếu bên nào thực hiện được nhiều vòng trong một thời gian nhất định thì bên đó sẽ thắng. Trò chơi này dành cho cả nam và nữ thanh niên. Bên thắng sẽ được nhận phần thưởng bằng tiền. Trò chơi thể hiện nét đặc trưng riêng của người miền núi, đời sống luôn gắn bó với rừng và những sản vật từ rừng. Đồng thời trò chơi còng thể hiện tinh thần đoàn kết các dân téc.

*/. Kéo co

Dụng cụ để kéo là một dây thừng. Những đội tham dự trò chơi đã được bản làng lùa chọn, đó là những nam thanh, nữ tó khoẻ mạnh. Hai đội chơi phải đứng dọc theo chiều Đông - Tây. Trước khi thi tài thường kéo lấy lệ và bao giê cũng để bên Đông thắng. Theo quan niệm của người Thái, bên Đông là bên mặt trời mọc, bên Đông thắng thì dân làng được mùa, làm ăn thuận lợi. Sau đó cuộc thi mới thực sự diễn ra.

Tiếng trống lần thứ nhất nổi lên báo hiệu bước chuẩn bị. Tiếng trống lần thứ hai là vào cuộc. Cuộc thi diễn ra hứng thó và gay cấn ngay từ phót đầu. Chàng trai, cô gái nào cũng một chân co, một chân duỗi, thân ngả về phía sau, hai tay nắm chặt dây cũng một co một duỗi, cố kéo đối phương vượt qua mốc vạch vôi.

Tiếng trống thúc, tiếng reo hò động viên càng làm cho họ hăng say trong cuộc đua tranh. Lệ quy định cuộc chơi gồm ba hiệp, chỉ cần được hai hiệp thì coi nh thắng cuộc. Đội thắng được chủ hội trịnh trọng trao phần thưởng trong tiếng vỗ tay tán thưởng của đông đảo người xem.

Kéo co là một trò chơi khoẻ mạnh, mang tính tập thể cao nên được đông đảo làng xã tham gia.

*./ Tung còn

Tung còn là trò chơi mở đầu phần hội của lễ hội Hoàng Công Chất từ xưa tới nay. Người ta cho dựng một “cột còn” (Cây để tung còn) bằng cây mai hoặc cây tre non chưa ra lá, cao khoảng 1.5m. Trên đỉnh cột uốn một vòng tròn có đường kính 30 – 50 cm, lấy giấy đỏ phong kín có điểm tâm. “Cột còn” được dựng theo hướng Đông – Tây. Quả còn được khâu bằng nhiều mói vải màu, có hình vuông, trong nhồi thóc và hạt bông (Thóc tượng trưng cho lúa gạo, hạt bông tượng trưng cho vải vóc, quần áo). Quả còn có sợi dây hồng hoặc xanh dài 3 – 4 gang tay, buộc ở tâm còn, đuôi sợi dây có buộc một chùm vải được cắt nhỏ dài một gang tay đủ các màu xanh, đỏ, tím, vàng.

Người chủ hội (do xã, bản bầu ra) là người tung còn đầu tiên, ông lấy từng nắm còn ném tượng trưng lên trời. Sau đó, người tung còn chia làm hai phe: một bên nam, một bên nữ ( có vùng chia bên bản này, bên bản kia), với số lượng không hạn chế. Các chàng trai, cô gái say mê trong cuộc đua tranh, họ tung những quả còn màu sắc rực rỡ lên cao, chùm vải đuôi còn xoè ra như hình con chim Ðn tung cánh trên bầu trời xuân, trông rất đẹp. Ai là người đầu tiên tung thủng mặt giấy phong vòng tròn trên đỉnh

cột còn sẽ được thưởng. Phần thưởng tuy Ýt nhưng người ta cho rằng người được thưởng năm Êy sẽ rất may mắn, hạnh phóc.

Qủa còn ném tróng đích được người chủ hội rạch ra, lấy hạt thóc, hạt bông chia cho mọi người làm giống. Ai còng vui vẻ, đón nhận những hạt giống thiêng của trời - đất - con người trong niềm hi vọng năm nay sẽ có một mùa màng bội thu. Có thể thấy, tung còn là một trò chơi dân gian đặc sắc của đồng bào Thái Tây Bắc nói chung và Mường Thanh nói riêng.

*/. Đấu vật

Đây là trò chơi được nhiều người ưa thích và người xem cũng khá đông. Ai muốn dự thi phải được chọn là phường đô vật mới được tham dù. Hai bên đều cởi trần, đóng khố. Người cầm trịch chỉ huy bằng tiếng trống, hễ nghe tiếng trống hai đô vật mới được vào. Trước khi vào vòng đấu, hai đô vật cùng dừng lại hai chân dậm mạnh xuống đất. Đây là hình thức đánh thức thần đất trong hội đấu, khi có hồi trống vang lên hai bên phải buông nhau ra.

Đấu vật có thể coi là một hoạt động chiến đấu bằng sức lực là chủ yếu, tuy nhiên trong đó còn hàm chứa cả sự khéo léo, tinh khôn. Sới vật được chuẩn bị trên một bãi cỏ dùng vôi bột khoanh tròn (có nơi rắc trấu hoặc mùn cưa) có đường kính khoảng 5 – 6m ngay sát đền.

Chơi đấu vật từ ngày xưa không có nhiều ban bệ hoặc luật chơi nh bây giê. Tuy nhiên, cách thức vật đều giống nhau. Đô nào bị lấm lưng hay trắng bụng là thua. Hội thi vật thường làm không khí của hội thêm tưng bõng và

Một phần của tài liệu hoàng công chất từ nhân vật lịch sử đến nhân vật truyền thuyết (Trang 79)