Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu hoàng công chất từ nhân vật lịch sử đến nhân vật truyền thuyết (Trang 42)

1. Điện Biê n Mảnh đất lưu truyền những truyện kể về Hoàng Công Chất

1.1.2. Điều kiện tự nhiên

1.1.2.1. Địa hình, đất đai

Lịch sử Điện Biên có ghi: “Vùng Điện Biên có hình dạng giống hình con thoi dựng ngược trên đất của tỉnh Điện Biên” [14; 15].

Vùng Điện Biên vừa có núi non hùng vĩ, vừa có cánh đồng rộng thẳng cánh cò bay, cảnh yêu người mến. Thực tế, những dãy núi ở đây cao thấp khác nhau, muôn màu, muôn vẻ nằm trên độ cao từ 500m - 1000m so với mặt biển. Dãy núi PuXamXao chạy theo biên giới Việt – Lào chắn ngang như một tường thành thiên nhiên, với đỉnh núi cao nhất tới 1.897m ôm chặt lấy cả miền Điện Biên. Phía Bắc là dãy núi Tây Trang, cửa ngõ của đất Điện Biên qua nước bạn Lào - đây là dãy núi đá vôi, cây cối phủ kín um tùm với

nhiều hang động đẹp, líp nọ nối tiếp líp kia tạo thành một khối. Sang phía Đông, sừng sững một dãy núi cao khoảng 1.200m – 1.700m. Từ đây, dãy núi toả ra thành 3 hướng như những chiếc nan quạt, bao vây lấy cánh đồng Điện Biên. Chen giữa những dãy núi xanh thẳm là những cánh đồng xinh xắn nép kín trong thung lũng nhỏ hẹp, với những dòng sông, dòng suối uốn mình theo thế đất và hoà quyện với nhau một cách thân thương.

Nằm gọn trong sù bao bọc của những dãy núi là lòng chảo Điện Biên có chiều dài khoảng 20km, chỗ rộng nhất khoảng 9km. Khoảng giữa lòng chảo là cánh đồng Mường Thanh phì nhiêu nhất của Tây Bắc. Có câu: “Nhất Thanh, nhị Lò, tam Than, tứ Tấc” (“Thanh” là Mường Thanh - Điện Biên; “Lò” là Nghĩa Lé – Yên Bái; “Than” là Than Uyên – Lai Châu; “Tấc” là Phù Yên – Sơn La).

Cuối cánh đồng Mường Thanh có con sông Nậm Rốm khi hiền lành, lúc hung dữ nh con ngựa bất kham. Dòng sông này luôn là đầu đề cho những câu chuyện khủng khiếp truyền miệng trong đời sống nhân dân, đó là hình ảnh của nạn hồng thuỷ xa xưa của loài người.

Có thể nói, Điện Biên là một vùng đất có địa hình hiểm trở, huyền bí nhưng cũng rất thuận lợi về nhiều mặt để trở thành cửa ngõ giao lưu với các vùng trong nước và với các nước trong khu vực. Đặc biệt, Điện Biên còn là miền đất giữ vị trí chiến lược quan trọng và cũng là vùng đất gắn liền với bao truyền thuyết xa xưa trong lịch sử loài người.

1.1.2.2. Khí hậu

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, trong một năm khí hậu Điện Biên được chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9; Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình từ 220C – 230C , cao nhất khoảng 370C, thấp nhất đến 00C. Mùa khô thường hay có gió Lào. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.700 mm – 2.500 mm, độ Èm trung bình từ 83- 85%. Nhìn một cách khái quát, khí hậu Điện Biên không có gì

đặc sắc so với các vùng khác. Nhưng nếu ta phân tích cụ thể đặc điểm thời tiết trong một ngày, ta sẽ thấy được sự khác biệt của kiểu khí hậu nhiệt đới miền núi cao. Có thể nói, yếu tố khí hậu đã ảnh hưởng một phần không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của đồng bào Điện Biên, từ đó ảnh hưởng đến đời sống văn hoá của người dân nơi đây.

Bên cạnh điều kiện tự nhiên muôn màu, muôn vẻ, thiên nhiên còn ưu đãi cho Điện Biên nguồn tài nguyên phong phú đa dạng. Lê Quý Đôn trong

Kiến văn tiểu lục đã nhận xét rất tinh tường: “Châu này thế núi vòng

quanh, nước sông bao bọc, đồn sở ở giữa, ruộng đất bằng phẳng, màu mỡ, bốn bên rộng đến chân núi đều phải đi một ngày đường, công việc làm ruộng bằng nửa công việc Châu khác mà số hoa màu thu hoạch lại gấp đôi. Thổ sản có sa nhân, sáp vàng, diêm tiêu, lưu hoàng và sắt sống. Có một quả núi, nước suối rất mặn, thó rừng đến uống, người địa phương dùng nỏ bắn được rất nhiều, tục gọi là “mỏ thịt” [10; 359]. (Địa danh “mỏ thịt” hiện nay ở xã Luân Giói – Huyện Điện Biên Đông).

Có thể nói, thiên nhiên đã vô cùng ưu đãi mảnh đất Điện Biên, nó giúp người dân nơi đây có đủ điều kiện để phát triển một nền kinh tế - văn hoá đa dạng, đầy bản sắc.

Một phần của tài liệu hoàng công chất từ nhân vật lịch sử đến nhân vật truyền thuyết (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w