Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Na

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình công nghiệp hóa ở Bắc Ninh (Trang 33)

Đồng Nai là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, có diện tích tự nhiên 589.500 ha, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên của cả nước, với số dân 2,142,7 nghìn người và mật độ dân số là 363 người/km2 năm 2003 [33, tr 821]. Là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, lại nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm cạnh thành phố Hồ Chí Minh một trung tâm kinh tế lớn

32

nhất và là đầu tàu kinh tế của cả nước, Đồng Nai có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội.

Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã xây dựng Chương trình giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh và hình thành các chương trình, dự án có mục đích như: di dân, định canh định cư, Chương trình 327/ HĐBT, cho vay vốn theo dự án nhỏ để giải quyết việc làm tại chỗ, Chương trình xoá đói giảm nghèo, phát triển giáo dục, y tế và tạo việc làm cho đối tượng mắc tệ nạn xã hội. Đồng thời, tỉnh cũng mở rộng quan hệ với nước ngoài và đã tranh thủ được các nguồn tài trợ của một số tổ chức quốc tế để xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ vốn tạo việc làm, nhất là cho người nghèo ở vùng sâu, vùng xa.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước, tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh đã có bước phát triển mạnh mẽ đặc biệt là sự phát triển công nghiệp. Theo số liệu thông kê, tính đến năm 2007, Đồng Nai có 24 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 6.496 ha, các khu công nghiệp nặng đã thu hút 922 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn lên đến hơn 9,779 tỷ USD, tạo công ăn việc làm cho hơn 294.000 lao động. Dự kiến giai đoạn 2007- 2010 sẽ quy hoạch xây dựng 32 khu công nghiệp với tổng diện tích 11.000 ha và 34 cụm công nghiệp địa phương sẽ đi vào hoạt động. Nếu thực hiện đúng kế hoạch đề ra thì trong điều kiện hội nhập kinh tế, Đồng Nai sẽ thu hút nhiều hơn nữa vốn đầu tư nước ngoài và nhiều lao động sẽ có việc làm.

Song song với việc phát triển kinh tế, vấn đề đào tạo và phát triển nguồn lực để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2006 – 2010 luôn được Đồng Nai quan tâm và đặt lên hàng đầu. Trong tổng số 1.159.000 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2007 thì số lao động trong nông nghiệp chiếm 41%, công nghiệp 30%, thương mại và dịch vụ 29% và có 36% đã qua đào tạo. Hàng năm, thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, dự án thuộc chương trình mục tiêu việc làm toàn tỉnh đã

33

giải quyết việc làm được cho khoảng 70.000. Đặc biệt, Đồng Nai đã thử nghiệm và phát triển thành công mô hình ngày hộ việc làm, sàn giao dịch việc làm thu hút được hàng ngàn lao động trong và ngoài tỉnh tham gia.

Để có được những kết quả nói trên, Đồng Nai đã tiến hành một số chủ trương và biện pháp sau:

- Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua giáo dục - đào tạo. Đẩy mạnh xã hội hoá công tác dạy nghề, huy động các thành phần kinh tế, nhà khoa học, các nghệ nhân, tổ chức kinh tế – xã hội trong và ngoài nước đầu tư liên doanh, liên kết trong lĩnh vực dạy nghề, đáp ứng nguồn nhân lực có tay nghề và trình độ cao phục vụ cho các KCN trên địa bàn tỉnh và khu vực.

Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề của nhà nước và tư nhân, xây dựng đội ngũ giáo viên dạy nghề đủ về số lượng và chất lượng; hỗ trợ, khuyến khích giáo viên học liên thông, học cao học để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các trường dạy nghề. Đồng thời xây dựng mới, cải tiến nội dung chương trình giảng dạy, đầu tư đổi mới trang thiết bị phục vụ đào mà chủ yếu tìm nguồn vốn ngoài ngân sách.

- Chương trình giải quyết việc làm được xác định là một chương trình kinh tế – xã hội quan trọng đã được các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm thực hiện nghiêm túc để tạo lập môi trường và các nguồn lực quan trọng nhằm ổn định và phát triển kinh tế – xã hội địa phương;

- Huy động tối đa mọi nguồn vốn trong tỉnh kết hợp với việc thu hút các nguồn vốn bên ngoài, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp FDI nhằm thực hiện có hiệu quả các chương trình kinh tế – xã hội của tỉnh;

- Giải quyết việc làm gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh;

34

- Phát triển các trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh, thực hiện tốt nhiệm vụ cung ứng lao động cho các thành phần kinh tế, nhất là giới thiệu lao động cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

- Ban hành một số chính sách nhằm khuyến khích một số doanh nghiệp và những cá nhân có khả năng để đầu tư mở các cơ sở dạy nghề cùng với các cơ sở của Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, đáp ứng được những yêu cầu mới của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình công nghiệp hóa ở Bắc Ninh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)