Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991), Đảng ta đã đề ra đường lối “đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá” đất nước. Với đường lối đúng đắn đó, chúng ta đã từng bước vượt qua khó khăn, thử thách và đạt được những thành tựu “có ý nghĩa lịch sử”. Do vậy, có thể khẳng định rằng, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ làm tăng cầu về lao động, đặc biệt là
28
lao động đã qua đào tạo. Nhờ tăng trưởng cao đã giúp tạo việc làm làm cho người lao động. Theo số liệu thông kê: kể từ năm 2001 đến nay, tốc độ tăng trưởng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam liên tục duy trì ở mức tương đối cao, đạt bình quân 7,5% thời kỳ 2001 – 2005, năm 2006 đạt 8,2%; năm 2007 đạt 8,5%. Thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài cũng tăng mạnh, năm 2007 đạt trên 20 tỷ USD; các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển mạnh, năm 2007 có hơn 35.000 doanh nghiệp mới thành lập . Đây chính là những động lực chủ yếu để thực hiện chiến lược việc làm, tạo nhiều việc làm bền vững và ổn định cho người lao động từ đó góp phần kích cầu về lao động cho người lao động, riêng năm 2007 chúng ta đã tạo việc làm mới cho 1,68 triệu lao động.
Theo thời báo kinh tế Việt Nam, số ra ngày 18 – 19/ 4/ 2008, thì năm 2007 là năm mà cung – cầu lao động có sự chênh lớn. Trong đó cầu lao động tăng 7097 điểm (tăng 67% so với năm trước). Trong khi đó cung lao động chỉ tăng thêm 22% so với năm 2006. Điều đó cũng phần nào phản ánh bức tranh cung – cầu lao động tại Việt Nam. Tuy nhiên, cán cân cung – cầu lao động đang lệch chỉ đối với lao động có chất lượng và tay nghề cao. Nguyên nhân thì có nhiều trong đó có sự phát triển kinh tế vượt bậc của nước, và Việt Nam đã gia nhập WTO, đầu tư nước ngoài cả trực tiếp lẫn gián tiếp đều tăng nhanh chóng, đặc biệt là sự có mặt của nhiều tập đoàn kinh tế lớn hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao như: Intel, Canon, Hồng Hải, v.v.. Những yếu tố trên tạo ra sự tăng mạnh về cầu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Do vậy nếu chúng ta không đáp ứng được nhu cầu lớn và nguyền nhân lực này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung, thậm chí có thể ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong những năm tiếp theo.
29
Để giải quyết vấn đề này theo tôi, về phía doanh nghiệp cần phải chủ động đầu tư hơn nữa đến nguồn nhân lực, chủ động trong công tác đào tạo nhân viên, tạo ra một môi trường làm việc tốt. Doanh nghiệp có thể hợp tác với các trường đại học, lựa chọn và đào tạo nhân lực ngay còn là sinh viên hoặc đưa ra nhu cầu nhân lực trong tương lai. Còn về phía nhà nước, ngoài việc tiếp tục tăng đầu tư vào giáo dục đào tạo thì phải có chính sách khuyến khích mọi chủ thể trong nên kinh tế tham gia vào hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tuy nhiên, chúng ta phải nhận thấy rằng, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá không phải làm tăng cầu với tất cả lao động mà nó chủ yếu làm tăng cầu đối với lao động đã qua đào tạo, lao động có trình độ chuyên môn tay nghề cao và điều này càng rõ nét hơn khi quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá diễn ra theo chiều sâu. Còn đối với lao động giản đơn thì sự tăng cầu này không đáng kể, thậm chí còn làm tăng cung về lao động giản đơn mà theo dự tính giai đoạn 2006 – 2010 là khoảng 2,5 triệu lao động do quá trình tu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội.
Tóm lại, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá góp phần to lớn trong việc giải quyết việc làm, hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp cho người lao động. Tuy nhiên, công nghiệp hoá, hiện đại hoá chủ yếu làm tăng cầu đối với lao động đã qua đào tạo, có trình độ chuyên môn… đồng thời lại làm tăng cung đối với lao động giản đơn, nhất là lao động nông nghiệp bị thu hồi đất. Do vậy, để giải quyết việc làm dưới tác động của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì giải pháp cơ bản nhất là đẩy mạnh quá trình đào tạo nghề cho người lao động.