Bắc Ninh có cơ cấu ngành công nghiệp đòi hỏi nguồn lao động có trình độ cao.

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình công nghiệp hóa ở Bắc Ninh (Trang 47 - 50)

động có trình độ cao.

Ngay trong chiến lược phát triển công nghiệp của Bắc Ninh, Đảng bộ và chính quyền tỉnh đã nhận thấy rằng Bắc Ninh rất hạn chế về quỹ đất nên việc mở rộng các khu công nghiệp và kêu gọi đầu tư khó có thể phát triển theo số lượng (theo chiều rộng) mà cần phải phát triển theo chiều sâu, lựa chọn những ngành nghề có giá trị gia tăng lớn, ít tác động xấu tới môi trường. Quan điểm đó được thể hiện trong nghị quyết 12 - NQ/TU ngày 03/02/2000 của Ban thường vụ tỉnh uỷ, đến nghị quyết 02 - NQ/TU ngày 04/05/2001 của Ban chấp hành Đảng Bộ và UBND tỉnh Bắc Ninh đã ra quyết định số 60/2001/QĐ - UB ngày 26/6/2001 ban hành quyết định ưu đãi khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và quyết định số 104/2002/QĐ - UB ngày 30/8/2002 của UBND tỉnh về bổ sung một số điều của quy định ưu đãi, khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, Bắc Ninh đã xây dựng và công bố danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước, theo đó

46

luôn ưu tiên thu hút các dự án đầu tư vào các ngành công nghệ cao, công nghệ nguồn, phát triển công nghiệp phụ trợ, các dự án sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có sức cạnh tranh cao, các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng… Đồng thời khuyến khích đầu tư vào các ngành du lịch, y tế, giáo dục - đào tạo, dịch vụ - giải trí…

Thực tế trong những năm qua Bắc Ninh đã thu hút được các dự án đầu tư lớn vào các ngành công nghệ cao đòi hỏi nguồn lao động lành nghề mà điển hình là Tập đoàn Canon (Nhật Bản), Hồng Hải (Đài Loan), Sam Sung (Hàn Quốc ) …. Theo Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh thì tập đoàn Canon đã xây dựng nhà máy sản xuất máy in Lazer (LBP ) lớn nhất thế giới đặt tại khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh) với tổng công suất đạt gần 16 triệu sản phẩm/năm. Ngoài ra, công ty này còn xây dựng thêm một nhà máy đặt tại khu công nghiệp Tiên Sơn (Bắc Ninh ) vơi công suất khoảng 8,4 triệu sản phẩm/ năm. Theo Ông Lê Văn Học, Cục trưởng Cục quản lý các khu công nghiệp (Bộ kế hoạch và Đầu tư) khẳng định: Canon là tập đoàn sản xuất các sản phẩm công nghệ cao và hiện đại hàng đầu thế giới với năng lực cung cấp trên 50% sản lượng máy in trên toàn thế giới.

Cùng với tập đoàn Canon thì ngày 28/8/2007 Tập đoàn Khoa Học Kỹ Thuật Hồng Hải (Foxconn) của Đài Loan cũng khai trương hai nhà máy đầu tiên trong một loạt các dự án trị giá 5 tỷ USD tại Việt Nam. Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải và Ông Terry Gou, chủ tịch Tập đoàn Hồng Hải đã tham dự sự kiện này, hai nhà máy của Foxconn có tổng vốn đầu tư ban đầu 160 triệu USD, chuyên sản xuất linh kiện điện tử, toạ lạc tại khu công nghiệp Quế Võ - Bắc Ninh. Hồng Hải là tập đoàn đầu tư trên nhiều lĩnh vực như sản xuất, lắp đặt linh kiện điện tử cho máy tính, máy in, camera, tivi, laptop, Ipod, Iphone và viễn thông. Tập đoàn này chuyên cung cấp sản phẩm cho các tập đoàn

47

hàng đầu thế giới về lĩnh vực điện tử, viễn thông như: Apple, Nokia, Intel, Microsoft, Dell, HP, IBM, Motorolen và Sony Ericsson.

Đến đầu năm 2008 Sở kế hoạch và đầu tư Bắc Ninh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho tập đoàn Sam Sung (Hàn Quốc) với vốn đầu tư 670 triệu USD thuê 42 ha đất ở khu công nghiệp Yên Phong 1 để sản xuất điện thoại di động.

Đồng thời với việc thu hút được các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao thì Bắc Ninh cũng thành lập được các khu công nghiệp mới với hướng sản xuất các sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ cao, mà điển hình là việc khởi công khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ Việt Nam - Singgapo tại Bắc Ninh (VSIP Bắc Ninh), đây là dự án được đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật hiện đại theo tiêu chuẩn và mô hình mẫu của Singapo với quy mô 700 ha nằm ở hai huyện Từ Sơn và Tiên Du. Trong định hướng phát triển, VSIP được xác định là khu công nghiệp sạch, chủ yếu tập trung vào các ngành mũi nhọn như điện, điện tử, dược phẩm, phụ tùng ôtô, cơ khí chính xác… Ngay trong buổi lễ, Ông Vũ Đức Quyến - Trưởng ban Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh đã trao chứng nhận đầu tư vào khu công nghiệp VSIP 07 dự án với số vốn 122 triệu USD, đây là các dự án nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực điện, điện tử công nghệ cao.

Cùng với khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh thì ngày 05/10/2008 Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư thành lập khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ Nam Sơn - Hạp Lĩnh cho chủ đầu tư là Công ty TNHH IGS CAPITAL GROUP của Hàn Quốc, khu công nghiệp này cũng đặt mục tiêu ưu tiên thu hút các ngành nghề có công nghệ tiên tiến như: Điện tử, quang điện tử, năng lượng sạch, cơ khí chính xác, công nghệ viễn thông và hàng công nghiệp tiêu dùng cao cấp khác phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

48

Như vậy, với đặc điểm này chúng ta thấy rằng công nghiệp Bắc Ninh đã và đang hướng vào phát triển theo chiều sâu nhằm tạo ra giá trị gia tăng cao. Do vậy, Bắc Ninh có nhu cầu rất lớn về lao động có trình độ chuyên môn tay nghề cao thuộc các lĩnh vực điện, điện tử, cơ khí chính xác… Từ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Bắc Ninh giải quyết tình trạng thất nghiệp nâng cao đời sống của người lao động. Đồng thời cũng đặt ra thách thức lớn đối với việc nâng cao chất lượng nguồn lao động trong tỉnh nhất là những lao động chưa qua đào tạo, lao động bị thu hồi đất.

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình công nghiệp hóa ở Bắc Ninh (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)