- GDP Lao động
2.3.3. Khả năng giải quyết việc làm có hạn trong khi cung lớn hơn cầu về lao động (nhất là lao động giản đơn)
cầu về lao động (nhất là lao động giản đơn)
Thực tế ở Bắc Ninh hiện nay cho thấy nguồn cung về số lượng lao động của tỉnh hiện nay là rất lớn và có xu hướng tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới, đây là hệ quả của việc gia tăng dân số tự nhiên ở mức cao trong nhiều năm, năm 1996 tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,51%, năm 1997 là 1,46%, năm 2000 là 1,3% và đến năm 2006 là 1,07%. Do vậy ước tính mỗi năm Bắc Ninh sẽ có từ 1,1 – 1,2 vạn người bước vào tuổi lao động. Trong khi đó khả năng thu hút và sử dụng lao động còn hạn hẹp, có tăng nhưng tăng chậm hơn cung, điều này làm cho quy mô và tốc độ tăng giữa cung và cầu không ăn khớp dẫn đến một bộ phận lớn lao động xã hội không tìm được việc làm. Tính đến hết năm 2006 số người lao động thiếu việc làm và không có việc làm ở khu vực thành thị là 16.859 người chiếm 23,3% số người hoạt động kinh tế ở thành thị [17, tr47]. Thêm vào đó hàng năm có một lượng lao động không nhỏ được bổ sung như: bộ đội xuất ngũ, số học sinh – sinh viên ở các trường chuyên nghiệp tốt nghiệp ra trường, riêng tổng số này đến năm 2006 đã có 79.672 người [17, tr 45], cộng với số người đang thiếu và thất nghiệp ở khu vực nông nghiệp đang gia tăng hàng năm, do bị thu hồi đất… càng làm cho sức ép về lao động và việc làm vốn đã bức xúc lại càng gay gắt hơn.
73
Từ thực trạng trên cho thấy, sức ép về lao động và việc làm ở tỉnh hiện nay là rất lớn. Để giải quyết được vấn đề này, Bắc Ninh phải áp dụng đồng bộ các giải pháp như: thực hiện tốt chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình, thu hút đầu tư đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, mở mang thêm ngành nghề mới để tạo việc làm cho người lao động. Đó là biện pháp để giảm sức ép về vấn đề việc làm, vừa để thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế – xã hội của tỉnh.