Quy mô lao động và thực trạng thất nghiệp.

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình công nghiệp hóa ở Bắc Ninh (Trang 53)

Bắc Ninh là tỉnh có tốc độ tăng dân số tương đối thấp so với cả nước, năm 2007 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 10,6%. Tuy nhiên, Bắc Ninh lại là tỉnh có diện tích tự nhiên nhỏ nhất cả nước nên mật độ dân số của tỉnh lại cao: 1.227 người/km2 (gấp hơn 2 lần mật độ dân số cả nước).

Lực lượng lao động của Bắc Ninh có cơ cấu trẻ. Năm 2000, nhóm lực lượng lao động trẻ (từ 15 - 34 tuổi) có 309.306 người, chiếm 59,24% so với tổng số lao động trong tỉnh, nhóm lực lượng lao động trung niên (từ 34 - 54 tuổi) có 179.970 người, chiếm 34,47% và nhóm lực lượng có tuổi có 32.876 người chiếm 6,29%. Đây là thế mạnh của nguồn lao động Bắc Ninh.

Bảng 2.5 Cơ cấu tuổi của lực lượng lao động ở Bắc Ninh.

Nhóm tuổi Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

15 - 24 175.082 33,52 25 - 34 134.224 25,71 35 - 44 126.109 24,15 45 - 54 53.861 10,32 54 - 59 20.123 3,85 >=60 12.747 2,44 Tổng số 522.146 100,00

Nguồn: Cục thống kê Bắc Ninh [12, tr 184]

Năm 2006 dân số của tỉnh là 1.009.779 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 611.992 người [17, tr 45]. Ước tính đến năm 2010 là 1058

52

nghìn người và 1.174 nghìn người vào năm 2020. Hàng năm dân số Bắc Ninh tăng thêm khoảng 1 vạn người, do đó số lao động tăng thêm hàng năm trên một vạn lao động. Ngoài ra cần phải kể đến số người ngoài tuổi lao động, nhưng thực tế vẫn có việc làm cũng tăng lên đã tạo thành một nguồn cung về lao động khá dồi dào.

Ngoài hai yếu tố tăng tự nhiên của dân số và sự tham gia của những người ngoài tuổi lao động thì Bắc Ninh cần được bổ sung bằng một số nguồn có tính chất cơ học như: số bộ đội giải ngũ, số học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường, số người dôi dư do sắp xếp lại lao động trong các DNNN và đặc biệt là số lao động nông nghiệp bị mất đất do chuyển mục đích sử dụng đất hoặc áp dụng máy móc công nghệ vào nông nghiệp.

Trong khi đó khả năng giải quyết việc làm của tỉnh còn rất hạn chế, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng số người không có việc làm và đang đi học còn rất lớn.

Bảng 2.6: Số người thất nghiệp và trong độ tuổi lao động đang đi học ở Bắc Ninh. Đơn vị: Người

Năm 1996 1997 2000 2005 2006

Số người trong độ tuổi

lao động đang đi học 63.373 65.114 70.525 78.829 79.672

Số người thất nghiệp 4.714 4.803 5.160 4.818 4.443

Nguồn: Cục thống kê Bắc Ninh [17, tr 45]

Mặt khác, ở Bắc Ninh còn gia tăng tình trạng thiếu việc làm với mức độ đáng lo ngại, theo đó thì năm 1996 mới chỉ có 2.924 người nhưng đến năm 2006 đã tăng lên 9.607 người. Số người thiếu việc làm này chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp do bị thu hồi đất để xây dựng các khu công

53

nghiệp, khu đô thị kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội các công trình công cộng phụ vụ lợi ích quốc gia. So với các tỉnh và thành phố có tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhanh thì Bắc Ninh có tình trạng thiếu việc làm do bị thu hồi đất khá cao.

Bảng 2.7 Tình hình việc làm của người lao động bị thu hồi đất.

Đơn vị: % Chỉ tiêu nội Hải phòng Bắc Ninh Tây Đà Nẵng TP HCM Bình Dương Cần Thơ Không đủ việc làm 46,8 54,4 45,1 40,7 36,1 10,8 12,4 28,9 Có đủ việc làm 53,2 45,6 54,9 59,3 63,9 89,2 87,6 71,1

Nguồn: Điều tra của Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân tháng 8 - 2005 [27, tr 163]

Như vậy do tình trạng số người thất nghiệp và không đủ việc làm còn lớn làm cho cung lao động trong tỉnh rất lớn đã gây sức ép ngày càng nặng nề trong giải quyết việc làm cuả tỉnh. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng di dân tự do, bất ổn về mặt xã hội, môi trường tác động đến cơ cấu vùng của nguồn lao động.

Mặt khác, dân số của tỉnh vẫn chủ yếu sống ở nông thôn chiếm tới 86,8% năm 2006 tổng số dân lao động trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao 61,2%. Công nghiệp và xây dựng chiếm 23,5% và ngành dịch vụ là 15,2% [17; tr 37] . Điều này phản ánh cơ cấu kinh tế của tỉnh vẫn còn lạc hậu , mức phát triển công nghiệp và đô thị còn thấp. Đây thực sự là khó khăn lớn của tỉnh để chuyển từ cơ cấu lao động nông nghiệp là chủ yếu sang thời kỳ mới, thời kỳ CNH, HĐH phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp.

54

2.2.2. Chất lƣợng nguồn lao động ở Bắc Ninh trong thời kỳ đẩy

mạnh CNH.

Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề việc làm của ngừơi lao động phụ thuộc rất lớn vào chất lượng nguồn lao động. Chất lượng nguồn lao động được thể hiện ở hai mặt thể lực và trí lực. * Về mặt thể lực:

Tầm vóc và sức khoẻ của người Việt Nam nói chung, của người dân Bắc Ninh nói riêng đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây cả về chiều cao và cân nặng nhưng so với các nước trong khu vực chúng ta vẫn còn có khoảng cách khá xa. Theo số liệu điều tra năm 2000 : trong khi chiều cao trung bình của người Việt Nam là 1.50 m , cân nặng 39 kg thì các con số tương ứng của người Philippin là 1.53 m và 45.5 kg, người Nhật là 1.64 m và 53.3 kg. Số người không đủ tiêu chuẩn về cân nặng ở Việt Nam chiếm tới 48,7%. Số người lớn suy dinh dưỡng là 28%, phụ nữ thiếu máu là 40% [14, tr108].

Ngoài ra, tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay rất đáng lo ngại, việc sử dụng các loại hoá chất bừa bãi không đúng quy định về an toàn thực phẩm đang diễn ra hàng ngày làm ảnh hưởng tới sức khỏe của nhân dân. Một loạt các chỉ số có liên quan đến y tế, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh môi trường còn ở mức thấp. Đặc biệt là ở nông thôn, nơi đông dân cư, khu vực có trình độ dân trí thấp. Điều đó lý giải phần nào sự hạn chế về mặt thể lực của người lao động Bắc Ninh nói riêng và của người Việt Nam nói chung.

* Về mặt trí lực:

Trí lực của người lao động được thể hiện chủ yếu ở hai khía cạnh là trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật.

- Trình độ học vấn:

Trình độ học vấn là cơ sở rất quan trọng để nâng cao năng lực và kỹ năng làm việc của người lao động. Trong những năm qua với sự quan tâm của

55

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bắc Ninh số người biết đọc, biết viết tăng lên, đặc biệt năm 2005 Bắc Ninh đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, mục tiêu của tỉnh là tiến tới phổ cập trung học phổ thông, số học sinh trung học phổ thông đã tăng lên nhanh chóng.

Bảng 2.8 Số học sinh trung học phổ thông giữa năm học trong những năm qua.

Đơn vị: học sinh

Năm 1995-1996 1996-1997 1999-2000 2004-2005 2005-2006

Toàn tỉnh 14.238 19.389 38.870 50.951 53.028

Nguồn: Cục thống kê Bắc Ninh [17; tr 331]

Như vậy, trung bình trong giai đoạn 1996 - 2006 số học sinh trung học phổ thông tăng lên liên tục và trung bình tăng 27,3% . Nếu so với số học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở thì số học sinh trung học phổ thông tăng từ 19,4% năm học 1995-1996 lên 61,6% năm học 2004-2006 và 67,9% năm học 2005-2006.

Xu hướng trình độ học vấn của người lao động ngày càng cao cho thấy khả năng học nghề, đào tạo nghề và nâng cao tay nghề của lực lượng lao động Bắc Ninh vào loại khá cao của cả nước. Đây là tiền đề quan trọng của sự phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Nó cũng giải đáp được rằng tại sao trong thời gian vừa qua Bắc Ninh luôn trở thành điểm hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là các tập đoàn hoạt động tron lĩnh vực công nghệ cao.

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật:

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá chất lượng và khả năng hoàn thành công việc của người lao động. Trong những năm qua số lao động có trình độ đại học, cao đẳng, trung

56

học chuyên nghiệp và dạy nghề liên tục tăng lên. Kết quả điều tra những năm gần đây cho thấy tình hình cụ thể như sau:

Bảng 2.9 Giáo dục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề

của Bắc Ninh. Đơn vị: Người Năm 1995-1996 1996-1997 1999-2000 2004-2005 2005-2006 Công nhân kỹ thuật 781 1.007 1.257 3.050 5.510 Trung học chuyên nghiệp 1.590 1.849 1.918 4.311 4.882 Đại học cao đẳng 1.894 3.164 3.767 5.522 6.754 Tổng số 4.265 6.020 6.942 12.883 17.146

Nguồn: Cục thống kê Bắc Ninh [17; tr 336]

Qua bảng trên ta thấy rằng tốc độ đào tạo nghề của Bắc Ninh có tăng nhưng với tốc độ còn chậm, số người chưa qua đào tạo nghề còn quá lớn, năm 2007 tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chiếm 34,5% [18, tr 2] và chưa qua đào tạo là 65,5%.

Mặt khác trong số lao động đã được đào tạo nghề còn bộc lộ sự mất cân đối lớn về cơ cấu. Theo bảng số liệu trên cho thấy: số lao động đã được đào tạo có trình độ chuyên môn là công nhân kỹ thuật năm học 2005 - 2006 chiếm 32,1%; có trình độ trung học chuyên nghiệp chiếm 28,4% và trình độ đại học chiếm 39,5%. So sánh tỷ lệ trên cho ta một cơ cấu: công nhân kỹ thuật/ trung học chuyên nghiệp/ cao đẳng - đại học là 1,1/1/1,4 nghĩa là cứ khoảng 1,1 người được đào tạo có trình độ công nhân kỹ thuật thì có một người có trình độ trung học chuyên nghiệp và có tới 1,4 người có trình độ cao

57

đẳng - đại học. Tỷ lệ trên so với tiêu chí của tổ chức lao động quốc tế (ILO) xây dựng áp dụng cho các nước có thu nhập thấp GDP bình quân đầu người 300 - 450 USD/người/năm là 7/2/1. Từ đó cho thấy cơ cấu lao động được đào tạo chưa hợp lý, mất cân đối nghiêm trọng, trong đó cơ cấu đào tạo lao động chuyên môn kỹ thuật của tỉnh hiện nay là bất hợp lý so với trình độ cao đẳng - đại học. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ" năng suất lao động thấp.

Sự bất hợp lý của nguồn lao động Bắc Ninh còn được thể hiện ở ngành nghề đào tạo. Như phần trên chúng ta đã thấy các khu công nghiệp ở Bắc Ninh chủ yếu thu hút các dự án sử dụng nhiều vốn và công nghệ hiện đại nên có nhu cầu rất lớn về lao động công nghệ như điện, điện tử, cơ khí chính xác, xây dựng… Nhưng trên thực tế số lao động được đào tạo ở các chuyên ngành này so với chuyên ngành kinh tế, khoa học xã hội, sư phạm không có sự khác biệt lớn. Ví dụ trong những năm gần đây có rất nhiều khóa sinh viên tốt nghiệp một số chuyên ngành sư phạm của trường Cao đẳng Sư Phạm Bắc Ninh không xin được việc phù hợp do tỉnh không có nhu cầu…

Qua đó, cho thấy cơ cấu lao động hiện nay là rất bất hợp lý thể hiện rõ nhất ở tỷ lệ lao động đã đào tạo và chưa đào tạo, giữa các cấp bậc công nhân kỹ thuật/ trung học chuyên nghiệp/ cao đẳng - đại học và giữa cơ cấu ngành nghề đào tạo. Do vậy lao động này khó có thể trở thành động lực chủ yếu quyết định sự phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng CNH, HĐH.

Những hạn chế về chất lượng nguồn lao động như nêu trên có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản là bắt nguồn từ sự bất hợp lý trong cơ cấu đào tạo của tỉnh trong những năm qua. Ngoài ra nó còn có nguyên nhân khách quan là do Bắc Ninh có tới 86,8% dân số và 61,2% lực lượng lao động ở nông thôn, nơi mà công việc lao động sản xuất chưa đặt ra yêu cầu bức xúc về đào tạo nghề, chỉ có 8,8% người lao động ở nông thôn đã trải qua

58

đào tạo nghề nghiệp nên khu vực nông thôn chủ yếu là lao động phổ thông. Vì vậy cùng với việc phát triển việc làm mới phi nông nghiệp ở nông thôn thì việc đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn nông thôn đã trở thành vấn đề quan trọng cho sự phát triển của khu vực rộng lớn này của Bắc Ninh. Vấn đề chất lượng lao động không chỉ yếu kém ở lĩnh vực nông nghiệp mà còn yếu kém ở cả lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Tỷ lệ lao động được đào tạo ở cả hai khu vực này mới đạt 17% so với tổng số lao động của tỉnh. Do vậy công tác đào tạo nghề hiện nay đang là vấn đề rất bức xúc đòi hỏi tỉnh phải quan tâm giải quyết.

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình công nghiệp hóa ở Bắc Ninh (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)