Đào tạo nguồn nhân lực chƣa gắn với nhu cầu thực tế của tỉnh Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình công nghiệp hóa ở Bắc Ninh (Trang 75)

- GDP Lao động

2.3.5. Đào tạo nguồn nhân lực chƣa gắn với nhu cầu thực tế của tỉnh Bắc Ninh.

74

Nguồn lao động với tư cách là một yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, nó bao gồm: số lượng và chất lượng, trong đó chất lượng giữ vai trò quyết định, bởi trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển nhanh như vũ bão, khoa học đã trở thành “lực lượng sản xuất trực tiếp” thì chất lượng nguồn lao động là yếu tố quyết định đến năng suất, hiệu quả của quá trình sản xuất.

Theo UNDP, có năm nhân tố tác động đến quá trình phát triển nguồn nhân lực , đó là: giáo dục - đào tạo, sức khỏe và dinh dưỡng, môi trường, việc làm, sự giải phóng con người. Các nhân tố này có quan hệ chặt chẽ với nhau và phụ thuộc vào nhau, trong đó giáo dục - đào tạo là cơ sở của các nhân tố khác. Bởi vậy, ngày nay các nước trên thế giới đều hết sức coi trọng giáo dục - đào tạo, và có học giả cho rằng thế kỷ 21 là thế kỷ của giáo dục ở nước ta. Đảng ta khẳng định: “Đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ, coi đó là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người; động lực trực tiếp của sự phát triển” [22, tr 10].

Hiện nay Bắc Ninh có 566.374 người đang làm việc trong các ngành kinh tế trong đó lao động nông nghiệp chiếm 61,2% và chủ yếu chưa đào tạo, lực lượng lao động không có chuyên môn kỹ thụât mặc dù đã được cải thiện trong thời gian qua, nhưng hiện nay vẫn chiếm tỷ lệ cao 65,5%. Mặt khác chất lượng công tác giáo dục - đào tạo nói chung còn thấp cả về tri thức khoa học, lẫn kỹ năng lao động, kỹ năng thích ứng và sự sáng tạo. Cơ cấu đào tạo bất hợp lý, xu hướng thương mại hoá trong đào tạo khá phổ biến, đào tạo không gắn với sản xuất và thị trường, trong tỉnh có một số trường và một số ngành thực tế như cầu tỉnh rất thấp, thậm chí không có như: trường công nhân khai thác mỏ, một số ngành trong trường cao đẳng sư phạm, … nhưng hàng năm vẫn tuyển dụng số lượng lớn học sinh.

75

Thực tiễn trong giải quyết việc làm thời gian qua ở Bắc Ninh cho thấy hiện tượng “vừa thừa vừa thiếu” lao động ngày càng nghiêm trọng. So với yêu cầu CNH, HĐH thì ở mọi nơi , mọi ngành đều thừa tương đối không chỉ lao động giản đơn mà cả lao động nghề được đào tạo nhưng lại thiếu tuyệt đối lao động có nghề theo công việc kỹ thuật đòi hỏi và thiếu lao động chất lượng cao: những chuyên gia, kỹ sư, kỹ thuật viên đầu ngành… Nhìn bề ngoài, đâu đâu cũng thấy nhiều lao động không có việc làm, nhưng nhiều chỗ làm việc mới lại không thể tuyển dụng được lao động phù hợp. Ví dụ như Công ty Canon ở khu công nghiệp Quế Võ đi vào hoạt động đã mất rất nhiều thời gian tuyển dụng nhưng cũng không đủ lao động đáp ứng được yêu cầu, thậm chí phải mở rộng địa bàn tuyển dụng nhưng vẫn không đủ, làm cho công ty này không thể khai thác được tối đa công suất… Đó là sự bất cập của phát triển nguồn nhân lực của tỉnh (xét cả khâu cung ứng lẫn khâu sử dụng nhân lực) . Mặt khác, đó còn là sự yếu kém của nền kinh tế Bắc Ninh trong việc tạo ra nhiều việc làm mới với yêu cầu thấp hơn về chất lượng nguồn nhân lực để giải quyết việc làm cho số đông lao động phổ thông. Để thực hiện tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực đòi hỏi Bắc Ninh cần phải giải quyết một số vấn đề sau:

- Xây dựng và thực hiện tốt chiến lược đào tạo nguồn nhân lực, chú trọng công tác giáo dục nghề gắn với nhu cầu thực tế của tỉnh.

- Tăng cường đầu tư mọi mặt cho giáo dục - đào tạo, từng bước thực hiện chủ trương “xã hội hoá” giáo dục - đào tạo.

76

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình công nghiệp hóa ở Bắc Ninh (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)