Khôi phục và phát triển mới các ngành nghề thủ công truyền thống.

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình công nghiệp hóa ở Bắc Ninh (Trang 97 - 100)

- GDP Lao động

3.2.2.3.Khôi phục và phát triển mới các ngành nghề thủ công truyền thống.

truyền thống.

Có thể nói một trong những nét đặc trưng của Bắc Ninh là số lượng nghề và làng nghề thủ công truyền thống rất lớn, với 58 làng nghề và hàng trăm đơn vị sản xuất tiểu thủ công nghiệp cùng với hơn 9000 hộ kinh doanh đã đưa Bắc Ninh trở thành tỉnh có số lượng nghề thủ công truyền thống lớn thứ hai ở khu vực phía Bắc.

Làng nghề Bắc Ninh có vai trò to lớn tạo ra nhiều sản phẩm cần thiết cho xã hội như: đồ gỗ Đồng Kỵ, đúc đồng Đại Bái, … góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút nhiều lao động, tăng thu nhập cho người lao động. Do

96

vậy việc khôi phục và phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp đóng vai trò quan trọng và là biện pháp chủ yếu để giải quyết việc làm hiện nay của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông – công – dịch vụ ở nông thôn, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân ở tỉnh.

Để Bắc Ninh giữ được nghề truyền thống và phát triển nhiều nghề mới với những sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước thì tỉnh cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

Thứ nhất: Bắc Ninh cần phải sớm quy hoạch và hoàn thành các cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề ở các huyện có quy mô từ 5 – 20 ha với những cơ sở sản xuất vừa và nhỏ sau đây:

- Cụm công nghiệp Châu Khê, Đồng Quang, Đình Bảng, Tân Hồng (Từ Sơn).

- Khắc Niệm, Phú Lâm, Liên Bão (Tiên Du). - Thanh Khương, Thị trấn Hồ (Thuận Thành ). - Đại Bái, Ngụ (Gia Bình ).

- Táo Đôi, Kênh vàng (Lương Tài). - Thị trấn Phố Mới (Quế Võ).

- Phong Khê, Đông Tiến (Yên Phong). - Võ Cường, Đại Phúc (Thị xã Bắc Ninh).

Thứ hai: Tạo lập thị trường cho các làng nghề. Thị trường là vấn đề sống còn, quyết định sự tồn tại, phát triển hay diệt vong của các làng nghề. Vì vậy, cần hỗ trợ góp các làng nghề tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Trong đó Sở Công Thương chịu trách nhiệm cùng các ngành liên quan, các doanh nghiệp, người sản xuất tìm kiếm thị trường, tổ chức giới thiệu sản phẩm của tỉnh thông qua các hội trợ triển lãm trong và ngoài nước, qua mạng Internet… để tìm kiếm khách hàng, tổ chức tốt thông tin thị trường, nâng cao năng lực nghiên cứu.

97

Cung cấp thông tin dịch vụ tư vấn kinh doanh, tư vấn thị trường, trợ giúp các làng nghề làm thủ tục xuất – nhập khẩu hàng hoá, giảm bớt khó khăn, phiền hà về các thủ tục, giấy tờ xuất – nhập khẩu.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân trong mọi thành phần kinh tế chủ động tìm kiếm thị trường theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết.

Thứ ba: Đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất. Đối với các ngành nghề thủ công truyền thống thì cần phải hết sức coi trọng việc kế thừa các kỹ thuật cổ truyền và các kỹ xảo, tay nghề của nghệ nhân để tạo ra nét độc đáo riêng. Nhưng mặt khác cũng phải áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu. Do đó cần phải:

- Khuyến khích các cơ sở sản xuất trong làng nghề truyền thống đầu tư chiều sâu để đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ nhiều trình độ.

- Để giúp các cơ sở sản xuất đổi mới công nghệ, ngoài việc hỗ trợ về vốn thì các tỉnh cần hỗ trợ trong việc hướng dẫn hoặc cung cấp những thông tin về thiết bị, công nghệ nhập ngoại để người sản xuất có điều kiện chọn lọc phù hợp. - Tổ chức các trung tâm tư vấn, chuyển giao công nghệ và các hoạt động hỗ trợ về mặt kỹ thuật và công nghệ cho làng nghề. Các trung tâm này sẽ tư vấn cho các làng nghề nên sử dụng công nghệ gì, đổi mới ở khâu nào, sử dụng kỹ thuật ra sao…

Thứ tư: Tăng cường công tác đào tạo nghề cho người lao động.

Đa dạng hoá các loại hình đào tạo cho nhiều loại đối tượng như: đào tạo chủ doanh nghiệp, cán bộ kỹ thuật bằng các hình thức: đào tạo tập trung, kèm cặp, truyền, dạy nghề tại cơ sở, khuyến khích các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác đào tạo nghề, du nhập và dạy nghề trong nông thôn, mời các chuyên gia giỏi về địa phương dạy nghề, truyền nghề mới…

98

Thứ năm: Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi phát triển các hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn làm đầu tàu, nòng cốt, cung ứng vật liệu, tổ chức sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho làng nghề.

Thứ sáu: Gắn quy hoạch phát triển làng nghề với du lịch, làng nghề và du lịch văn hoá - lịch sử để thu hút nhiều khách du lịch, tạo thêm nhiều việc làm mới. Đồng thời qua đó có thể thu hút đầu tư và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho làng nghề.

Thứ bảy: Chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái cho các làng nghề. Khuyến khích các đơn vị sản xuất kinh doanh chuyển địa điểm sản xuất tới các cụm công nghiệp tập trung của địa phương để có thể giảm ô nhiễm, giảm chi phí và dễ dàng hợp tác, xúc tiến quảng bá sản phẩm. Muốn vậy Bắc Ninh cần phải xây dựng các cụm công nghiệp ở những vị trí phù hợp và hỗ trợ bằng tiền và bằng đất đai để họ di rời tới nơi sản xuất mới.

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình công nghiệp hóa ở Bắc Ninh (Trang 97 - 100)