30
Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng được tách ra từ tỉnh Hải Hưng (cũ) (tháng 1/1997), với tổng diện tích tự nhiên là 1.648,2 km2, trong đó đất nông nghiệp là 125.426 ha, chiếm 76,1% tổng diện tích, với 1,689 triệu người (năm 2003) và mật độ dân số là 1.025 người/km2 [33, tr 218]. Dân số Hải Dương chủ yếu làm nông nghiệp, với tỷ lệ 82,4% năm 2000. Do vậy, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế giải quyết việc làm luôn được Hải Dương coi trọng và bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Cụ thể là từ 2001 đến nay, toàn tỉnh đã tạo được 174.333 chỗ làm việc mới cho người lao động. Trong đó, số việc làm mới được tạo ra từ Chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá là 30.333 chỗ, từ Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng là 89.743 chỗ, từ Chương trình sắp xếp lại và phát triển dịch vụ là 29.614 chỗ và từ Chương trình sắp xếp lại và phát triển dịch vụ là 29.614 chỗ và từ Chương trình xuất khẩu lao động là 24.643 chỗ.
Có được những kết quả đó có một phần quan trọng là sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng của Hải Dương, Tỉnh uỷ Hải Dương đã ra Nghị quyết “Tiếp tục thực hiện chương trình phát triển công nghiệp Hải Dương giai đoạn 2000- 2010”; Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã xây dựng đề án “Phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh, công nghiệp nông thôn – làng nghề Hải Dương”, và Quyết định số 920/2003/QĐ - UB ngày 03/4/2003 ban hành quy định về ưu đãi khuyến khích đầu tư vào các cụm công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh…
Với quyết tâm của Ban Lãnh đạo tỉnh và với nhiều biện pháp khác nhau, đến nay, Hải Dương đã xây dựng được một hệ thống khu công nghiệp, cụm, điểm công nghiệp tập trung ven Quốc lộ 5A, Quốc lộ 183 và ven các đường tỉnh lộ. Nhờ vậy, Hải Dương đã trở thành tỉnh có tốc độ phát triển công
31
nghiệp cao của khu vực phía Bắc, từ đó đã góp phần giải quyết một số lượng lớn lao động vào làm việc trong các doanh nghiệp.
Đặc biệt, Hải Dương cũng rất chú trọng đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo. Hàng năm, tỉnh đã dành 1-2 tỷ đồng tiền vốn được lập từ Quỹ khuyến công sử dụng vào việc đào tạo nhân lực, truyền nghề và phát triển làng nghề cổ truyền và du nhập nghề mới, thưởng các cá nhân, đơn vị sản xuất ra nhiều sản phẩm xuất khẩu, thu hút nhiều lao động.
Ngoài ra, Hải Dương còn tìm nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Trong năm năm (2001-2005), toàn tỉnh đã xuất khẩu được 20.588 lao động đi làm việc ở nước ngoài, chiếm gần 19% tổng số lao động được giải quyết việc làm trong tỉnh.
Điểm nổi bật trong các biện pháp giải quyết việc làm của Hải Dương là chính sách đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư phát triển gồm: vốn trong nhân dân, trong các doanh nghiệp, vốn đầu tư của các ngành trung ương trên địa bàn tỉnh, vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn ODA và của các tổ chức NGO… đặc biệt là sự “vào cuộc” của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đóng góp tích cực vào việc hỗ trợ phát triển nông nghiệp, giúp nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tận dụng thời gian nông nhàn, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, từ đó góp phần tích cực vào quá trình giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.