Giải quyết việc làm phải gắn với từng giai đoạn phát triển của quá trình CNH.

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình công nghiệp hóa ở Bắc Ninh (Trang 79)

- GDP Lao động

3.1.1.Giải quyết việc làm phải gắn với từng giai đoạn phát triển của quá trình CNH.

quá trình CNH.

Sau những thành công bước đầu của công cuộc đổi mới, Bắc Ninh đã cùng với cả nước bước vào quá trình phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Với đường lối đúng đắn và sự quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã mang lại những thay đổi sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có thành công trong chiến lược giải quyết việc làm cho người lao động.

3.1.1.1. CNH là một tất yếu.

Tất cả các nước có nền nông nghiệp lạc hậu muốn tiến lên sản xuất lớn, hiện đại nhất thiết phải tiến hành CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân. Từ đó góp phần quyết định vào giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Điều này đã được Đảng ta khẳng định trong Văn kiện Đại hội Đảng IX: “CNH, HĐH là con đường thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước chung quanh, giữa được ổn định chính trị xã hội, bảo về đựơc độc lập, chủ quyền và định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa”.

Dưới tác động của quá trình CNH, HĐH đã góp phần khai thác hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước, giải phóng tiềm năng lao động của con người, làm xuất hiện các KCN khu đô thị, các ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh mới. Từ đó góp phần tạo mở nhiều việc làm mới cho người lao động. Vì vậy có thể khẳng định rằng vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta nói chung và ở Bắc Ninh nói riêng không thể tách rời CNH, HĐH.

78

3.1.1.2. CNH phải được tiến hành từng bước, theo từng giai đoạn.

Xuất phát từ những đặc điểm CNH, HĐH ở nước ta, đúc rút những kinh nghiệm thành bại của các nước đi trước, Bắc Ninh cần phải xác định bước đi cho quá trình CNH, HĐH một cách hợp lý để tránh lập lại để tránh lập lại những sai lầm trước đây. Quan điểm chung trong xác định từng bước đi cụ thể của CNH, HĐH là phải vừa khai thác được lợi thế của mình, vừa tận dụng được những thành tựu của thế giới và tranh thủ kinh nghiệm của các nước đi trước nhất là khai thác được tiềm năng con người của Bắc Ninh.

Tuy nhiên bước đi của Bắc Ninh phải hoà chung với bước đi của cả nước. Do vậy, quá trình CNH, HĐH ở Bắc Ninh có thể chia thành hai bước lớn và trong mỗi bước đó lại có thể chia thành những bước nhỏ cụ thể hơn. Trong đó, bước 1: đó là chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ sang công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ nhằm tạo đà cho bước tiếp theo đó là xây dựng cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp đồng thời gắn với mỗi bước đi của CNH, HĐH chúng ta cần phải có những chiến lược đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực một hợp lý để góp phần giải quyết việc làm và tạo động lực cho sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH.

Trong đó, bước thứ nhất là phải đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn nhằm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật để chuyển từ lao động thủ công là chủ yếu sang lao động máy móc với kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, chuyển dịch cơ cấu kinh tế – xã hội ở nông thông theo hướng hiện đại, gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, cho phép khai thác, phát huy có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế so sánh của Tỉnh nhằm thực hiện mục tiêu: xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, hiệu quả và bền vững, có năng xuất, chất

79

lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại.

Bước thứ hai là chuyển từ cơ cấu kinh tế công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ sang cơ cấu kinh tế dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp. Vì vậy gắn vơi sự chuyển dịch đó thì cơ cấu lao động cần có sư thay đổi về chất nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế tiên tiến. Đồng thời tạo ra hướng mới trong giải quyết việc làm, trong đó lao động làm việc trong ngành dịch vụ và công nghiệp đóng vai trò chủ đạo.

3.1.1.3. CNH phải từng bước nâng cao đời sống của nhân dân

Nâng cao đời sống nhân dân là đích hướng tới của mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta và nó cũng thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta hướng tới. Vì vậy mục tiêu của quá trình CNH, HĐH ở Bắc Ninh nói riêng và của cả nước nói chung đều góp phần từng bước nâng cao đời sống vật chât và tinh thần của nhân dân. Muốn vậy cần phải giải quyết điều kiện cơ bản để thực hiện mục tiêu đó là giải quyết việc làm, hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp, tạo ra năng suất lao động cao trên cơ sở phát huy tiềm năng và lợi thế của Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình công nghiệp hóa ở Bắc Ninh (Trang 79)