Gắn việc quy hoạch các khu công nghiệp, khu đô thị với giải quyết việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất.

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình công nghiệp hóa ở Bắc Ninh (Trang 85 - 92)

- GDP Lao động

3.2.1. Gắn việc quy hoạch các khu công nghiệp, khu đô thị với giải quyết việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất.

quyết việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất.

Trong những năm vừa qua, cùng với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH Bắc Ninh đã thu hồi một diện tích đất tương đối lớn. Chỉ tính riêng bốn khu công nghiệp tập trung đã thu hồi 1513 ha và giai đoạn 2001 - 2005 việc thu hồi đất nông nghiệp đã làm cho 7500 người mất việc làm đó là chưa kể số người thiếu việc làm. Theo dự tính giai đoạn 2006 - 2010, Bắc Ninh cần thu

84

hồi 4150 ha để xây dựng và mở rộng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đồng thời cũng làm mất việc của 9.000 [27, tr212]. Để giải quyết được số lao động bị mất việc do thu hồi đất Bắc Ninh cần thực hiện một số biện pháp sau:

*Thứ nhất: Các cấp uỷ Đảng và doanh nghiệp đóng trên địa bàn cần vận dụng và thực hiện nghiêm luật đất đai và các quyết định của chính phủ có liên quan tới thu hồi và giải quyết việc làm.

Trong luật đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003, vấn đề chuyển nghề nghiệp, bố trí việc làm mới được ghi ở khoản 4 Điều 42 về bồi thường, tái định cư cho người có đất bị thu hồi: "Trường hợp thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất mà không có đất để bồi thường cho việc tiếp tục sản xuất thì ngoài việc bồi thường bằng tiền, người bị thu hồi đất được Nhà nước hỗ trợ để ổn định đời sống, đào tào chuyển đổi ngành nghề, bố trí việc làm mới.". Như vậy, theo quy định này ngoài việc đền bù bằng tiền thì Nhà nước cần phải có trách nhiệm hỗ trợ đào tạo nghề và bố trí việc làm mới điều này ở Bắc Ninh vẫn chưa được thực hiện hiệu quả.

Theo Nghị định số 197 /2004/NĐ - CP ngày 3- 12 - 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất có nên: "1- Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi đất trên 30% diện tích sản xuất nông nghiệp thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người trong độ tuổi lao động, mức hỗ trợ và số lượng lao động cụ thể được hỗ trợ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phù hợp với thực tế địa phương . 2- Việc hỗ trợ đào tạo chuyển đổi được thực hiện chủ yếu bằng hình thức cho đi học nghề tại các cơ sở dạy nghề."

Trong việc vận dụng các quy định của Chính phủ như trên, các địa phương có những quy định khác nhau, dựa vào đặc điểm của Bắc Ninh có thể

85

vận dụng kinh nghiệm của Hà Nội trong giải quyết vấn đề này: Thủ đô Hà Nội quy định, nếu bị thu hồi 30 - 50% diện tích đất thì hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho một lao động, nếu bị thu hồi 50 - 70% diện tích đất thì hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho hai lao động, nếu bị thu hồi trên 70% diện tích thì hỗ trợ toàn bộ lao động mà trong hộ có và Hà Nội cũng quy định, mỗi ha đất thu hồi, phục vụ cho dự án chủ dự án phải đào tạo taị chỗ và tuyển dụng ít nhất 10 lao động địa phương [27, tr 231 - 232].

Như vậy, cần phải nhận thấy rằng chính sách của Nhà nước chỉ hỗ trợ tiền là chưa đủ, bởi không phải bất cứ người nông dân nào có đất bị thu hồi, nhờ vào tiền hỗ trợ cũng có thể học được và tìm được chỗ làm mới. Ở đây, vấn đề trình độ văn hoá thấp thiếu thông tin về nhu cầu nghề nghiệp là lý do đã hạn chế cơ hội tìm được việc làm mới. Do đó các cơ quan chức năng của tỉnh phải phổ biến thông tin về nhu cầu của doanh nghiệp tới nguồn lao động từ đó định hướng và mở các lớp đào tạo nghề cho người lao động.

* Thứ hai: Phải gắn quá trình xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn nhằm tạo ra sự gắn kết giữa khu vực công nghiệp, đô thị với nông nghiệp nông thôn.

Cần có sự phối hợp ngay từ đầu giữa phát triển công nghiệp, đô thị với nông nghiệp, nông thôn nhằm làm cho các khu đô thị, khu công nghiệp phát huy được vai trò trung tâm, là động lực phát triển kinh tế của vùng. Theo đó công nghiệp vừa phục vụ yêu cầu của quốc gia, vừa phục vụ sự phát triển của nông nghiệp như: phát triển các nhà máy cung cấp máy móc, tư liệu sản xuất phục vụ nông nghiệp, máy móc chế biến nông sản, phát triển các trung tâm dạy nghề. Đồng thời nông nghiệp cũng cần phải được phát triển theo hướng chuyên canh trên quy mô lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả để cung cấp

86

nông sản cho tiêu dùng ở các khu công nghiệp, khu đô thị và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Bên cạnh đó phải đẩy mạnh phân công lao động, phát triển các ngành nghề mới nhằm thu hút lao động, tạo nhiều việc làm mới cho lao động nông nghiệp. * Thứ ba: Đối với lực lượng lao động thanh niên: Khi thực hiện di dân

tái định cư hoặc thu hồi đất, cần đánh giá đúng thực trạng lao động, việc làm của những hộ sau khi thu hồi đất. Trên cơ sở đó, chính quyền, các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp mới có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động sát với yêu cầu của doanh nghiệp.

Điều này tránh cho người lao động không đủ năng lực những vẫn theo học để sau đó hoặc bị doanh nghiệp sa thải hoặc tự bỏ nghề.

Mặt khác nghiên cứu, tổng kết, nhân rộng các mô hình hiệu quả tạo việc làm cho người lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp như: lập quỹ hỗ trợ dạy nghề từ nguồn thu cho thuê đất, từ kinh phí giải phóng mặt bằng, sự hỗ trợ của ngân sách và doanh nghiệp… đào tạo bắt buộc cho lao động trẻ bằng tiền đền bù, đồng thời có cơ chế buộc các doanh nghiệp được sử dụng đất thu hồi phải có trách nhiệm tuyển dụng số thanh niên được đào tạo này vào làm việc. Qua số liệu điều tra của Trường Đại học Kinh Tế Quốc dân cho thấy: có 84,2% số người được hỏi rất ủng hộ việc dùng một phần tiền đền bù để đào tạo nghề bắt buộc và 95,5% số người được hỏi rất ủng hộ việc thu hút lao động trẻ vào các dự án phi nông nghiệp [27, tr244]. * Thứ tư: Đối với người lao động từ 35 tuổi trở lên khi bị mất việc do thu

hồi đất.

Lực lượng lao động này là một khó khăn lớn nhất trong giải quyết việc làm, số này chiếm quá nửa số lao động có đất bị thu hồi hiện nay. Mặc dù rất có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, song khi bị thu hồi đất thì những người lao động này rất khó thích nghi với môi trường mới, tuổi lại cao khó

87

được tuyển vào doanh nghiệp, việc tham gia các khoá đào tạo chuyển đổi nghề đối với họ là rất khó khăn so với lao động trẻ, nên nguy cơ thất nghiệp toàn phần và kéo dài là rất lớn.

Để giải quyết việc làm cho số lao động này, Bắc Ninh cần dành một phần đất trong hoặc sát khu công nghiệp cấp cho nông dân để họ tổ chức các hoạt động dịch vụ như xây nhà cho thuê, bán hàng tạp hoá, quán ăn, sửa chữa xe đạp… phục vụ sinh hoạt cho các khu công nghiệp. Hoặc hướng dẫn họ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất còn lại đặc biệt trồng các loại rau, hoa quả… để phục vụ cho sinh hoạt các khu công nghiệp.

Đây là biện pháp đã được địa phương sử dụng có hiệu quả. Chẳng hạn ở Vĩnh Phúc, cùng với sự phát triển của các khu công nghiệp, khu đô thị thì hệ thống dịch vụ mới như xây nhà cho thuê, bán hàng hoá tiêu dùng, dịch vụ ăn uống, sửa chữa xe đạp, xe máy phát triển mạnh, làm tăng thu nhập của người dân có đất bị thu hồi. Hoặc trong việc xây nhà tái định cư, tính nên dùng tầng một để dân kinh doanh dịch vụ…

Qua số liệu điều tra của Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân cho thấy, có tới 84,3% số người Bắc Ninh được hỏi rất ủng hộ việc dùng một phần đất dự án để phát triển dịch vụ và 74,2% số người rất ủng hộ việc dùng tầng trệt cho dân kinh doanh [27, tr242].

Thứ năm: Chính quyền các cấp trong tỉnh cần chủ động hướng dẫn người dân sử dụng tiền đền bù một cách có hiệu quả.

Sau khi bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội thì người dân thường được đền bù một số tiền tương đối lớn tuỳ theo diện tích đất, vị trí của đất… bị thu hồi. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc sử dụng số tiền này như thế nào sao cho có hiệu quả nhất là vấn đề rất quan trọng, thậm chí nó trở thành “con dao hai lưỡi” đối với người nông dân. Bởi có rất nhiều hộ gia đình sau khi nhận được tiền đền bù

88

thường “mạnh tay” trong việc: xây dựng nhà cửa, mua sắm đồ dùng sinh hoạt sang trọng thậm chí còn sử dụng số tiền đó để ăn chơi, đua đòi, cờ bạc…. Với cách tiêu dùng như vậy chỉ sau một thời gian ngắn số tiền đó hết họ bỗng dưng rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn: không đất canh tác, không tiền bạc, không có việc làm…

Để giải quyết tình trạng này thì Bắc Ninh cần phải hướng dẫn người dân chia số tiền do thu hồi đất làm hai phần:

Một phần giao cho người dân xây dựng, sửa chữa nhà cửa và chi tiêu dùng vào những việc thật cần thiết.

Phần còn lại lớn hơn có thể góp vốn với doanh nghiệp dưới hình thức mua cổ phần, hoặc gửi vào ngân hàng hoặc mua bảo hiểm. Với cách làm này, người dân sau khi bị thu hồi đất vẫn được chia lợi nhuận từ kết quả sản xuất công nghiệp hoặc nhận được lãi xuất tiền gửi để có thu nhập ổn định. Đây là việc cần thiết đối với người hết tuổi lao động hoặc tạm thời không xin được việc làm.

Để làm được điều này đòi hỏi:

- Một là: các cơ quan chức năng của Bắc Ninh phải lựa chọn nhà đầu tư kỹ càng để phần vốn của người dân góp vào các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, nguồn vốn không những được bảo toàn mà còn phát triển đem lại thu nhập bền vững, việc làm ổn định, lâu dài cho người dân có đất bị thu hồi. - Hai là: Nhà nước cùng với tỉnh cần nghiên cứu chính sách để bảo toàn giá trị tiền gửi cho người dân có đất bị thu hồi khi gửi khoản tiền này vào ngân hàng.

- Ba là: Hướng dẫn người dân sử dụng số tiền đó để tự đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm tự tạo việc làm và thu nhập cho bản thân, đặc biệt là sử dụng tiền đền bù để đầu tư cho con cái ăn học, coi đây là giải pháp có tính chiến lược lâu dài.

89

*Thứ sáu: Thực hiện triệt để tiết kiệm quỹ đất trong quy hoạch các khu

công nghiệp, khu đô thị ở Bắc Ninh.

Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước với 82.271,1 ha, nhưng trong những năm qua cùng với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH thì việc thu hồi đất (chủ yếu là đất nông nghiệp) để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị diễn ra nhanh chóng và dự kiến trong giai đoạn 2006 – 2007 sẽ thu hồi 4150 ha kéo theo đó là làm cho 9.000 lao động mất việc, đó là chưa kể đến việc xây dựng những dự án gây ô nhiễm sẽ làm cho nhiều diện tích đất xung quanh mất chức năng sản xuất nông nghiệp. Để giải quyết vấn đề này Bắc Ninh cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Một là: Cần có một quy hoạch tổng thể trong việc xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, trong đó phải cân nhắc kỹ trước khi tiến hành thu hồi, san nấp mặt bằng để tránh tình trạng “quy hoạch treo”.

- Hai là: Trong quá trình thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị cần ưu tiên thu hồi diện tích đất có giá trị trong sản xuất nông nghiệp thấp. Thực tế trong thời gian qua ở Bắc Ninh cho thấy vẫn thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị và kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội lại chủ yếu là những diện tích đất nông nghiệp màu mỡ ở phía Bắc tỉnh, bởi khu vực này có lợi thế về giao thông còn khu vực phía Nam tỉnh có nhiều diện tích đất ngập trũng, đất chua phèn, và đất chưa sử dụng nhưng việc thu hồi đất ở khu vực này hầu như không có chuyển biến lớn. Vì vậy, trong thời gian tới cần hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đặc biệt là hoàn thiện hệ thống tỉnh lộ 282, 283 của khu vực này để tạo cú “huých” cho sự phát triển kinh tế – xã hội ở khu vực giàu tiềm năng này.

- Ba là: trong quá trình xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị cần chú trọng đầu tư đồng bộ hệ thống xử lý chất thải công nghiệp và đô thị. Mặt khác

90

cũng cần phải lựa chọn những dự án đầu tư ít gây ô nhiễm môi trường nhằm làm giảm đến mức thấp nhất hậu quả của các nhà máy này tạo ra.

3.2.2. Đa dạng hoá các ngành nghề và các hình thức tổ chức sản

xuất kinh doanh tạo nhiều việc làm cho ngƣời lao động nhằm tăng cầu về lao động.

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình công nghiệp hóa ở Bắc Ninh (Trang 85 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)