Theo thành phần kinh tế:

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình công nghiệp hóa ở Bắc Ninh (Trang 64)

- Thành phần kinh tế nhà nước:

Hiện nay thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước trong đó xác định kinh tế nhà nước chỉ cần nắm giữ những ngành, những lĩnh vực then chốt nhất, liên quan tới "huyết mạch" và có khả năng điều tiết chi phối nền kinh tế . Vì vậy từ 2002 đến nay tỉnh đã đẩy mạnh việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn bằng các biện pháp: cổ

63

phần hoá, sát nhập, giải thể, cho phá sản, giao bán, khoán, cho thuê những doanh nghiệp nhà nước không có vai trò "huyết mạch", "xương sống" của nền kinh tế. Vì vậy số doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh đã giảm nhanh chóng từ 13 (năm 2000) xuống còn 6 doanh nghiệp (2006) [17; 213]. Do vậy, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước cũng giảm xuống, năm 2005 có 6.404 lao động thì đến năm 2006 chỉ còn 5.816 người [17,216] và chỉ chiếm 5,1% tổng số lao động ngành công nghiệp của tỉnh so với 15,9% của năm 1996.

Như vậy có thể khẳng định rằng khu vực kinh tế nhà nước trên địa bàn tỉnh rất ít có khả năng tạo thêm việc làm cho người lao động thậm chí nó còn có khả năng làm cho số người lao động tăng thêm do quá trình sắp xếp lại, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước.

- Các thành phần kinh tế ngoài nhà nước:

Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng các thành phần kinh tế ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh đều phát triển nhanh chóng. Đặc biệt là kinh tế tư nhân bao gồm: kinh tế cá thể, tiểu thủ và kinh tế tư bản tư nhân phát triển mạnh mẽ ở tất cả các ngành, các lĩnh vực đã góp phần quan trọng vào huy động tiềm năng, nội lực, công sức, kinh nghiệm, trí tuệ và cá nguồn vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh, giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động. Năm 2006 các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đã thu hút được 533.723 lao động chiếm 94,2% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế từ đó góp phần tích cực vào giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong tỉnh. Nếu tính riêng trong ngành công nghiệp thì tỷ trọng của thành phần kinh tế ngoài nhà nước đã tăng nhanh chóng, năm 1996 chỉ chiếm 52,1% giá trị sản xuất công nghiệp cuả tỉnh thì đến năm 2006 đã chiếm 93,9% đạt giá trị sản

64 Năm

xuất 15.228.393 tỷ đồng. Điều đó khẳng định vai trò quyết định của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước trong giải quyết việc làm ở Bắc Ninh và được thể hiện rõ trong bảng số liệu sau:

Bảng 2.11 So sánh lao động làm việc theo thành phần kinh tế

1996 1997 2000 2005 2006 Tổng số lao động đang làm việc 495.466 504.365 528.213 562.078 566.374 Thành phần kinh tế nhà nƣớc 19.787 23.638 28.780 32.816 32.651 Các thành phần kinh tế ngoài nhà nƣớc 475.697 480.727 499.493 529.262 533.723 Tổng lao động ngoài nhà nƣớc/ tổng lao động xã hội % 96% 95,3% 94,6% 94,1% 94,2%

Nguồn: Cục thống kê Bắc Ninh [17; tr 37 - 39]

Đánh giá chung về giải quyết việc làm ở Bắc Ninh trong những năm qua:

* Những kết quả đạt được:

Nhìn lại 10 năm kể từ khi tái lập tỉnh (1/1/1997). Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã từng bước đi lên và tự khẳng định mình trong việc phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. Thắng lợi có ý nghĩa tổng quát nhất là kinh tế Bắc Ninh phát triển với tốc độ cao và khá bền vững. Tổng sản phẩm trong tỉnh tạo ra hàng năm tăng liên tục, bình quân mỗi năm tăng 12,4%. Cơ cấu kinh tế đã và đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, kinh tế phát triển liên tục trong những năm qua đã tạo điều kiện để giải quyết việc làm, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mọi tầng lớp dân cư trong tỉnh.

65

Qua 10 năm thực hiện nhiệm vụ giải quyết việc làm cho người lao động, Bắc Ninh đă từng bước thu được một số kết quả cụ thể sau:

1. Nhận thức, quan niệm của người lao động về việc làm đã được thay đổi cơ bản. Người lao động đã tự chủ trong việc tự tạo việc làm cho mình và cho người khác trong các thành phần kinh tế. Người lao động được khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo mở việc làm.

2. Chương trình giải quyết việc làm được triển khai thực hiện có kết quả với sự quan tâm của các ngành các cấp, sự hưởng ứng tích cực của các tổ chức, đoàn thể và mọi tầng lớp dân cư. Kết quả là tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị đã giảm từ 7,52% (1996) xuống còn 3,08% (2006) [17,47]. Và đã nâng hệ số sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn từ 75,6% (1997) lên 82,6% (2006). 3. Đã phát triển và đa dạng hoá các hình thức sản xuất kinh doanh tạo nhiều việc làm mới cho người lao động của tỉnh như: Kinh tế cá thể, kinh tế hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ, khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

4. Công tác giải quyết việc làm gắn đã gắn với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Cơ cấu lao động đã chuyển biến theo chiều hướng tích cực: tỷ trọng lao động trong nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ tăng lên rõ rệt. Mặt khác, tỷ lệ lao động qua đào tạo cũng tăng lên nhanh chóng năm 2007 đã đạt 34,5%.

5. Công tác đào tạo nghề cho người lao động đã được chú trọng làm cho chất lượng nguồn lao động đã dần được nâng cao.

6. Công tác đầu tư vốn tín dụng cho người nghèo, giúp các hộ nghèo ổn định và cải thiện đời sống, giải quyết thêm việc làm và việc làm mới cho người lao động. Đồng thời các tổ chức đoàn thể quần chúng như: Hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội nông dân, đoàn thanh niên… cũng đã phát huy được vai trò tích cực trong việc tạo mở nhiều việc làm cho người lao động thông

66

qua các hoạt động cho vay vốn, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ…

Tóm lại, trong 10 năm qua thực hiện đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng, cơ chế chính sách phù hợp của nhà nước, Bắc Ninh đã tạo ra được sự chuyển dịch chuyển biến cơ bản về nhận thức, phương thức tạo mở việc làm, đã huy động được mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển việc và tạo việc làm. Chương trình giải quyết việc làm đã được triển khai thực hiện có kết quả với sự quan tâm của các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể, nhờ vậy đã giảm được thất nghiệp, tăng việc làm và bước đầu chuyển dịch cơ cấu và chất lượng lao động theo hướng tích cực.

* Những hạn chế tồn tại:

1. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị vẫn còn cao chiếm 3,8% và hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn cũng chỉ đạt 82,6% (2006). Vì vậy tình trạng không có việc làm và thiếu việc làm ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn là rất lớn.

2. Cơ cấu lao động mất cân đối nghiêm trọng trong đó: rất thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật đã qua đào tạo, thừa lao động phổ thông và các ngành khoa học xã hội và nhân văn, ngành sư phạm… Vì vậy gây lên tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu. Thực tế cho thấ số người không có việc làm ở Bắc Ninh hầu hết là lao động phổ thông, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật.

3. Công tác đào tạo nghề cho người lao động chưa được đầu tư đúng mức về chương trình, mục tiêu đào tạo cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề và đội ngũ giáo viên… Do vậy chất lượng đào tạo còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường sức lao động, dẫn đến tình trạng không chỉ thừa lao động phổ thông mà còn thừa cả lao động ngay sau khi đã được đào tạo.

67

4. Còn thiếu những chính sách kinh tế đủ mạnh để thu hút đầu tư, khai thác được mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, tạo mở việc làm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại:

Thứ nhất: mâu thuẫn giữa cung và cầu lao động:

+ Cung lao động không phù hợp với cầu lao động về số lượng. Nguồn cung về số lượng lao động của tỉnh hiện nay là khá lớn và có xu hướng tiếp tục tăng trong nhiều năm tới, ước tính mỗi năm có từ 1,1 – 1,2 vạn người bước vào tuổi lao động. Trong khi đó khả năng giải quyết việc làm còn hạn hẹp, có xu hướng tăng chậm hơn. Quy mô và tốc độ tăng không tương xứng với nhau làm cho quan hệ cung – cầu về lao động ngày càng mất cân đối nghiêm trọng.

+ Cung lao động không phù hợp với cầu về lao động, về chất lượng và cơ cấu. Trong khi nguồn cung về lao động của tỉnh hiện nay chủ yếu là lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm 65,5% lực lượng lao động thì cầu về lao động lại đang đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật là chủ yếu. Do đó, dẫn đến một thực tế hiện nay là trong khi hàng chục nghìn người không có chuyên môn kỹ thuật không tìm được việc làm thì ở một số ngành nghề và nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh đang thiếu lao động kỹ thuật và trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh. Những hạn chế về chất lượng lao động dẫn đến hậu quả vừa thừa lại vừa thiếu lao động làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng lên trở thành lực cản đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Về cơ cấu đào tạo và cơ cấu phân bố nguồn lao động cũng nhiều bất hợp lý. Nền kinh tế ở nước ta nói chung và ở Bắc Ninh nói riêng đang thiếu trầm trọng những công nhân lành nghề và lao động kỹ thuật thừa tương đối sinh viên đại học, cao đẳng nhất là ở các ngành khoa học xã hội, ngành sư phạm… Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ cấu đào tạo không hợp lý, dẫn đến

68

“thừa thầy thiếu thợ”. Mặt khác, chúng ta chưa có chính sách khuyến khích dạy nghề và học nghề, chậm định hướng đổi mới lĩnh vực dạy nghề phù hợp với thị trường lao động.

- Thứ hai: Vấn đề giải quyết việc làm có liên quan mật thiết đến chiến

lược phát triển kinh tế của tỉnh, trong đó các cấp uỷ và chính quyền tỉnh chưa xây dựng được chiến lược phát triển kinh tế phù hợp để khai thác triệt để các nguồn lực sẵn có để thúc đẩy kinh tế phát triển như không có sự quan tâm , đầu tư tới khu vực phía nam của tỉnh, quá chú trọng đến các ngành nghề ưu tiên đầu tư như điện, điện tử, cơ khí chính xác… trong khi lao động của tỉnh chủ yếu chưa qua đào tạo. Vì vậy vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động gặp nhiều khó khăn.

- Thứ ba: Hậu quả hoạt động của hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm và sàn giao dịch việc làm của tỉnh còn thấp, chưa phát huy được vai trò trung gian giữa người tuyển dụng và người lao động.

- Thứ tư: Quản lý nhà nước về lao động và việc làm còn nhiều yếu kém, cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp chưa đồng bộ, nhiều đầu mối, nhiều khâu trung gian rất khó khăn trong chỉ đạo, trong tổ chức thực hiện, trong triển khai giám sát… nên hiệu quả giải quyết việc làm còn thấp.

2.3. Những vấn đề đặt ra hiện nay về việc làm trong trong quá trình

CNH ở Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình công nghiệp hóa ở Bắc Ninh (Trang 64)