Phát triển khu vực kinh tế tƣ nhân, tạo ra nhiều việc làm cho xã hội.

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình công nghiệp hóa ở Bắc Ninh (Trang 92)

- GDP Lao động

3.2.2.1.Phát triển khu vực kinh tế tƣ nhân, tạo ra nhiều việc làm cho xã hội.

cho xã hội.

Theo quan điểm của văn hiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X thì thành phần kinh tế tư nhân bao gồm cả: kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân và được khẳng định: “Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”. Vì vậy cần: “Tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình kinh tế tư nhân đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật, không hạn chế về quy mô, ngành nghề, lĩnh vực địa bàn” [21, tr236]. Đối với Bắc Ninh, là tỉnh “đất trật người đông”, phát triển kinh tế tư nhân có vị trí hết sức quan trọng trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH tạo ra nhiều việc làm, từng bước chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ.

Những năm qua, kinh tế tư nhân của Bắc Ninh phát triển rất mạnh mẽ trong hầu hết các ngành, nghề mà lĩnh vực kinh tế mà pháp luật cho phép. Do vậy đã góp phần quan trọng vào việc huy động tiềm năng, nội lực, công sức, trí tuệ của nhân dân đầu tư sản xuất kinh doanh, giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, thúc đẩy phân công lao động xã hội, giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng chục nghìn người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững ổn định chính trị – xã hội trong tỉnh. Cùng với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thì kinh tế tư nhân của tỉnh có vai trò quyết định trong việc tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động. Tổng sản phẩm GDP hàng năm của thành phần kinh tế tư nhân ở Bắc Ninh

91

ngày càng tăng nhanh, nếu như năm 1996 chỉ chiếm 26,1% thì đến năm 2006 đã chiếm gần 70% với giá trị hơn 7000 tỷ đồng [17; 65]. Đây là lý do để khẳng định sao trong những năm qua thành phần kinh tế này giữ vai trò quyết định trong quá trình tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động.

Tuy nhiên, kinh tế tư nhân ở Bắc Ninh còn bộc lộ tồn tại, hạn chế. Nhìn chung đây là khu vực kinh tế có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, quản lý yếu kém, năng suất lao động thấp, khả năng cạnh tranh thấp nhất là khi nước ta đã gia nhập WTO.

Để khắc phục những tồn tại trên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, trong những năm tới Bắc Ninh cần thực hiện tốt các giải pháp chủ yếu sau:

- Một là: Quán triệt và thực hiện nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương,

chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân, tạo môi trường tâm lý xã hội và kinh doanh thuận lợi để mọi công dân được tự do sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Hai là: Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đảm bảo thực sự bình

đẳng giữa kinh tế tư nhân với các thành phần kinh tế khác, nhằm tạo thuận lợi để các doanh nghiệp tư nhân, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh được tiếp cận các nguồn vốn tại các tổ chức tín dụng của nhà nước. - Ba là: Tạo điều kiện thuận lợi và ưu đãi về đất đai để làm mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các đơn vị kinh tế tư nhân. Đặc biệt cần làm tốt công tác xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ. - Bốn là: Tăng cường hơn nữa chính sách hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua các lớp tập huấn, các trung tâm dạy nghề miễn phí.

92

- Năm là: Tăng cường các biện pháp quản lý, cải tiến thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa, một dấu” ở những công việc có liên quan đến doanh nghiệp, trong các lĩnh vực: đăng ký kinh doanh, xây dựng, đất đai, thuế… tạo ra sự chuyển biến đồng bộ, thông thoáng đối với mọi đối tác về đầu tư sản xuất kinh doanh tại Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình công nghiệp hóa ở Bắc Ninh (Trang 92)