Đẩy nhanh quá trình phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ theo hƣớng CNH cụ thể là:

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình công nghiệp hóa ở Bắc Ninh (Trang 94)

- GDP Lao động

3.2.2.2. Đẩy nhanh quá trình phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ theo hƣớng CNH cụ thể là:

dịch vụ theo hƣớng CNH cụ thể là:

* Đối với nông nghiệp:

Nông nghiệp Bắc Ninh hiện nay vẫn là một ngành sản xuất chính của tỉnh, mặc dù vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, nhưng cũng đã góp phần giải quyết một cách cơ bản vấn đề lương thực cho tỉnh. Để giải quyết việc làm cho người lao động của tỉnh trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH ngành nông nghiệp phải chuyển đổi một cách cơ bản theo hướng đa dạng hoá sản xuất, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi, phá vỡ độc canh cây lúa, hình thành các vùng chuyên canh, phát triển mạnh các loại cây thực phẩm. Mở mang ngành nghề thu hút lao động nhằm sử dụng lao động dư thừa trong nông nghiệp. Muốn vậy phải đẩy mạnh chăn nuôi, đưa chăn nuôi lên ngành sản xuất chính, phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ với quy mô vừa và nhỏ để hỗ trợ phục vụ sản xuất, cung ứng vật tư kỹ thuật, vận tải, sơ chế nông sản… Một số biện pháp cụ thể như sau:

- Cần phải nhanh chóng thực hiện chủ trương “dồn vùng đổi thửa” để tạo điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật, phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hoá…

- Phát huy hết tiềm năng sẵn có về diện tích mặt nước chưa sử dụng, những vùng đất trũng ngập thường xuyên của các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ để phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Đồng thời mạnh dạn hình

93

thành các vùng chuyên nuôi gia súc gia cầm ở những huyện có tiềm năng và lợi thế để phục vụ cho nhu cầu cả khu vực và xuất khẩu.

- Giải quyết vững vấn đề lương thực, thực phẩm đi sâu thâm canh tăng năng suất cây trồng. Đặc biệt cần chú trọng chuyển một số diện tích trồng lúa ở các huyện ven Hà Nội như Thuận Thành, Từ Sơn và các xã của thành phố Bắc Ninh sang trồng các loại cây rau, hoa, cây cảnh…

- Phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp sơ chế, khuyến khích sự liên kết “bốn nhà” và khuyến khích doanh nghiệp ký kết và thực hiện nghiêm túc hợp đồng tiêu thụ nông sản cho nông dân ngay từ đầu. * Đối với các ngành công nghiệp.

Mục tiêu phát triển công nghiệp của Bắc Ninh trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 là tạo ra được sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH có khả năng thu hút lao động nông thôn để khắc phục tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm do thu hồi đất, phấn đấu đến năm 2015 đạt mụa tiêu cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp và dự kiến đến năm 2015 lao động công nghiệp và xây dựng chiếm trên 505 trong tổng số lao động của tỉnh.

Để đạt mục tiêu trên, góp phần vào giải quyết việc làm cho người lao động, tỉnh cần tập trung vào giải quyết các việc sau:

- Thực hiện đồng thời chiến lược ưu tiên, khuyến khích các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao với các dự án sử dụng nhiều lao động.

Trong những năm gần đây do Bắc Ninh quá chú trọng thu hút các dự án trong các lĩnh vực cao cho nên chưa thu hút được các dự án sử dụng nhiều lao động thuộc các lĩnh vực: may mặc, giày da, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực, thực phẩm…

- Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, thực hiện chính sách ưu đãi đặc biệt để phát triển công nghiệp ở khu vực phía Nam tỉnh.

94

Khu vực phía Nam tỉnh gồm các huyện: Gia Bình, Lương Tài, Thuận Thành là khu vực rất giàu tiềm năng đối với phát triển công nghiệp. Khu vực này chiếm tới 40,3% diện tích và 35% dân số, với chất lượng nguồn nhân lực tương đối cao với truyền thống hiếu học của trạng nguyên khai khoa Lê Văn Thịnh, có làng tiến sĩ… và cũng là vùng còn nhiều diện tích đất chưa sử dụng nhất. Tuy nhiên đây là khu vực còn nhiều khó khăn nhất của tỉnh. Bởi khu vực này chưa có hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển nhất là mạng lưới giao thông đường bộ, cả khu vực chỉ có một tuyến tỉnh lộ 282 đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Vì vậy trong thời gian tới Bắc Ninh cần phải hoàn thiện tuyến tỉnh lộ 282 kết nối với quốc lộ 5 trên cơ sở đó xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở các huyện Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài, trong đó ưu tiên thu hút các dự án có khả năng thu hút nhiều lao động như: May mặc, giày da, chế biến lương thực, thực phẩm…

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các ngành công nghiệp phục vụ nông thôn, công nghiệp có tính đến sự liên kết với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tăng cường tiếp xúc, đối thoại với doanh nghiệp nhằm giải quyết mọi vướng mắc để sớm hoàn thành các dự án đầu tư mới.

- Đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề và đội ngũ cán bộ quản lý để tạo ra sức hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

* Đối với ngành dịch vụ:

Thương mại – dịch vụ là một ngành có khả năng thu hút được nhiều lao động. Tuy nhiên trong những năm qua ngành dịch vụ của Bắc Ninh vẫn chuyển biến rất chậm chạp, đến năm 2006 mới chỉ chiếm 28,6% GDP của tỉnh. Để ngành dịch vụ của Bắc Ninh có những bước chuyển biến mạnh mẽ, góp phần tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, tỉnh cần tập trung thực hiện các giải pháp chủ yếu sau:

95

- Quy hoạch lại mạng lưới các chợ ở khu vực nông thôn, đặc biệt là các chợ đầu mối trung tâm cụm, xã, liên xã, thị trấn, thị tứ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có môi trường để giao lưu hàng hoá và dịch vụ.

- Khai thác triệt để vị trí giáp thủ đô Hà Nội trong việc giao lưu hàng hoá, nhất là hàng nông sản, coi đây là thị trường tiêu thụ lớn các sản phẩm của nông nghiệp. Mặt khác ưu tiên thu hút các dự án thuộc các lĩnh vực: giáo dục - đào tạo, y tế… nhằm tạo ra động lực cho sự phát triển của ngành dịch vụ ở các khu vực xung quanh.

- Mở rộng thị trường du lịch kết hợp với thủ đô Hà Nội và các tỉnh bạn để phát huy tiềm năng du lịch văn hoá - lịch sử của tỉnh như: Quan họ Bắc Ninh, đền Bà Chúa Kho, đền thờ 8 vị Vua Nhà Lý… Đồng thời tiếp tục đẩy nhanh các dự án du lịch mới như: Tuyến du lịch Phật Tích, Tuyến : Chùa Dâu- chùa Bút Tháp- Làng tranh Đông Hồ- đền thờ Cao Lỗ Vương- bến Bình Than. - Phát triển mạnh các hợp tác xã thương mại, dịch vụ, cung cấp vật tư kỹ thuật, vật tư nông nghiệp và phát huy vai trò chủ đạo trong tiêu thụ nông sản. - Mở rộng và đa dạng hoá các hoạt động dịch vụ như: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, dịch vụ tư vấn, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình công nghiệp hóa ở Bắc Ninh (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)