Theo ngành kinh tế:

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình công nghiệp hóa ở Bắc Ninh (Trang 60)

- Ngành nông nghiệp:

Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp Bắc Ninh đã có nhiều chuyển biến thoe hướng tích cực. Sản xuất nông nghiệp ở nhiều địa phương trong tỉnh bước đầu chuyển sang sản xuất hàng hoá, mô hình kinh tế VAC, kinh tế trang trại phát triển ở hầu hết các địa phương. Xuất hiện nhiều gia đình có quy mô chăn nuôi lớn: hàng ngàn con gà, hàng chục con lợn theo phương pháp công nghiệp mang lại hiệu quả cao. Chăn nuôi cá theo phương pháp thâm canh với các giống có năng suất cao, chất lượng tốt và chăn nuôi các con đặc sản đã dần dần thay thế thả cá theo quảng canh. Trong trồng trọt đã có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng đặc biệt xuất hiện những mô hình trồng hoa, cây cảnh, trồng rau phục vụ cho các thành phố, thị trấn, thị xã như ở thành phố Bắc Ninh, Từ Sơn… Từ đó đã làm tăng hệ số sử dụng thời gian lao động và nâng cao thu nhập cho người lao động tron lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh.

59 Đơn vị: % Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Thời gian lao động 75,6 65,6 71,9 71,2 73,8 77,1 78,8 81,5 82,5 82,6

Nguồn: Cục thống kê Bắc Ninh [17; tr 48]

Những năm qua, Bắc Ninh đã tập trung đẩy mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH nhưng nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ yếu tạo ra việc làm cho người lao động, khu vực nông thôn chiếm tới 86,8% dân số và nông nghiệp cũng sử dụng một lượng lao động lớn nhất 346.604% người, chiếm tỷ trọng 61,2% trong tổng số lao động đang làm việc.

Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội đã kéo theo quá trình thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng đa làm cho nông nghiệp nói chung và vấn đề việc làm cho người lao động trong nông nghiệp của tỉnh gặp những thách thức lớn. Theo kết quả điều tra của Bộ lao động Thương binh và xã hội thì số lao động bị mất việc làm trong nông nghiệp do thu hồi đất giai đoạn 2001 - 2005 của Bắc Ninh lên tới 75000 người. Theo điều tra của Trường Đại học Kinh tế quốc dân thì trong giai đoạn 2001 - 2005 diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi bình quân mỗi hộ ở Bắc Ninh là 1375,4 m2 [27; tr 97]. Đất đai là tư liệu sản xuất chính của nông dân, do vậy khi đất đai bị thu hồi họ rất dễ rơi vào tình trạng thất nghiệp nên buộc họ phải chuyển đổi nghề nghiệp. Tuy nhiên công nghiệp và dịch vụ lại là ngành đòi hỏi lao động phải có tay nghề, có chuyên môn và nghiệp vụ. Song dường như lao động nông thôn của tỉnh gần như chưa được đào tạo. Do vậy vấn đề đào tạo nghề để giải quyết việc

60

làm cho người lao động có đất đai bị thu hồi là một vấn đề quan trọng và cấp bách. Nhưng thực tế trong những năm qua số lao động nông nghiệp được đào tạo rất thấp trung bình ở Bắc Ninh chỉ đạt 0,42 người/ hộ nhưng số lao động được tuyển dụng lại chỉ đạt 0,13 người/ hộ [27, tr160].

Như vậy với lực lượng lao động tập trung ở địa bàn nông thôn đông, ruộng đất canh tác có hạn và có xu hướng giảm xuống, sản xuất nông nghiệp lại mang tính thời vụ dẫn đến tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ở nông thôn Bắc Ninh là thường xuyên, gay gắt và bức xúc.

* Ngành công nghiệp:

Ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển dưới nhiều hình thức đa dạng: Đến cuối 1997 toàn tỉnh có 48 hợp tác xã, tổ hợp tác, 20 làng nghề truyền thống được khôi phục, hình thành thêm 30 nghề mới. Theo sở kế hoạch đầu tư tỉnh Bắc Ninh, tính đến cuối năm 2006 số cơ sở công nghiệp của tỉnh là 22.636 so với 8.138 cơ sở của 1996, góp phần tạo ra công ăn việc làm cho 113.615 lao động [17, tr216] chiếm 20% tổng số lao động đang làm việc. Tính cả lĩnh vực xây dựng thì đến cuối 2007 đã tạo ra 66.664 tỷ đồng chiếm 51,01% GDP của tỉnh.

Trên thực tế, các doanh nghiệp ở Bắc Ninh hiện nay đang đứng trước bài toán khó giải về nguồn nhân lực, đặc biệt là các doanh nghiệp co vốn đầu tư nước ngoài đang thiếu rất nhiều lao động có chất lượng cao nhất là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực: điện, điện tử, cơ khí, chế tạo, phiên dịch… còn lao động có chuyên môn kỹ thuật như kỹ sư, kỹ thuật viên, chuyên gia… thì Bắc Ninh chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu, còn lại doanh nghiệp phải tìm và tuyển dụng từ tỉnh ngoài nhưng cũng chỉ đáp ứng được 30 - 40% so với nhu cầu "khát nhân lực chất lượng cao" của doanh nghiệp. Đến nay đã được minh chứng bằng kết quả khảo sát của Bộ lao động - thương binh và xã hội

61

thì tính đến ngày 22/2/2008 các khu công nghiệp Bắc Ninh đã có số lao động là người nước ngoài chiếm 6,3%.

Theo Bà Hoàng Thị Thu Hải, Trưởng phòng quản lý lao động (Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh) thì: Hiện nay trong tổng số gần 21.500 lao động tại các khu công nghiệp ở Bắc Ninh thì chỉ có 20% có chuyên môn về kỹ thuật, quản lý. Và vừa qua, phòng quản lý lao động có khảo sát ở 31/125 doanh nghiệp đang sử dụng 4.391 nhân lực thì chỉ có 558 người có trình độ cao đẳng, đại học chiếm 12,7% và có tới 43,6% nhân lực chưa qua đào tạo.

Như vậy, có thể nói nguồn nhân lực chất lượng cao đang và sẽ trở thành nhu cầu bức thiết đối với sự phát triển công nghiệp của Bắc Ninh. Do đó nếu Bắc Ninh giải quyết được bài toán về chất lượng nguồn nhân lực so với nhu cầu của tỉnh thì vấn đề thất nghiệp của tỉnh hầu như đã giải quyết được về cơ bản. Và cho đến nay số lao động ngoài tỉnh làm việc trong các khu công nghiệp đã chiếm tới 51%.

* Ngành dịch vụ:

Trong những năm gần đây, ngành dịch vụ của Bắc Ninh đã có bước phát triển rõ rệt. Hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh có sự tham gia của cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), các hợp tác xã thương mại và hộ kinh doanh cá thể. Về kinh doanh nội địa tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ tiêu thụ trên thị trường tăng bình quân 13,5% từ năm 1997 - 2001. Về kinh doanh xuất - nhập khẩu: năm 2007 kim ngạch xuất khẩu địa phương đạt 11,7 triệuu USD, năm 2002 đạt 39,3 triệu USD; kim ngạch nhập nhẩu tăng bình quân 23% giai đoạn 1997 - 2001.

Mặc dù giá trị tương đối của ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP của tỉnh ít có sự biến động lớn chỉ chiếm khoảng 30% nhưng giá trị tuyệt đối của

62

ngành đã tăng nhanh chóng từ 462.991 tỷ đồng (1996) lên 1.021.260 tỷ đồng (2003) và 1.614.275 tỷ đồng (2006) theo giá so sánh năm 1994. Sự phát triển nhanh chóng đó đã góp phần giải quyết việc làm cho 30.892 lao động năm 1996 và 86.359 lao động (2006) [17; tr37] chiếm 15,2% lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.

Hoạt động dịch vụ ở nông thôn trong những năm gần đây cũng có bước phát triển nhanh chóng với nhiều loại hình kinh doanh, dịch vụ như: cung ứng hành tiêu dùng, vật tư, thu gom nông sản, sửa chữa công cụ, đồ dùng phục vụ sinh hoạt… Từ đó đã và đang hình thành các từ điển kinh tế, các thị tứ, thị trấn ở nông thôn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Như vậy cơ cấu kinh tế của Bắc Ninh đang từng bước thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Sự chuyển dịch đó đã kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động và việc làm theo hướng tăng tỷ trọng lao động của ngành công nghiệp và dịch vụ, tăng tỷ trọng lao động đã qua đào tạo, đa dạng hoá các ngành nghề. Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch vẫn còn diễn ra chậm đến năm 2007 tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo vẫn chiếm 65,5% và lao động nông nghiệp vẫn chiếm 61,2%. Đặc biệt là sự mất cân đối nghiêm trọng lao động có trình độ cao trong các ngành điện, điện tử, phiên dịch, cơ khí… trong khi lại dư thừa lớn lao động phổ thông chưa qua đào tạo.

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình công nghiệp hóa ở Bắc Ninh (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)