Đặc điểm kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình công nghiệp hóa ở Bắc Ninh (Trang 41 - 45)

Kinh Bắc xưa - Bắc Ninh ngày nay là một vùng đất văn hiến, có truyền thống cách mạng và nền văn hoá giàu bản sắc, là mảnh đất có truyền thống

40

hiếu học, có nhiều bậc hiền tài và có những sắc thái văn hoá riêng: đa dạng, trữ tình, cởi mở và phóng khoáng.

Con người Bắc Ninh mang trong mình truyền thống văn hoá, hiếu khách, cần cù và sáng tạo với những bàn tay khéo léo mang đậm nét dân gian của vùng trăm nghề như tơ tằm, gốm sứ, đúc đồng, trạm bạc, khắc gỗ, làm giấy, tranh vẽ dân gian… đặc biệt là những làn điệu dân gian quan họ trữ tình nổi tiếng trong và ngoài nước.

Phát huy truyền thống và tiềm năng của tỉnh với mục tiêu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, Đảng bộ và nhân dân Bắc Ninh đã nỗ lực phấn đấu đẩy mạnh sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá… Do đó nền kinh tế Bắc Ninh đã bước đầu đạt được kết quả rất quan trọng: từ năm 1997 - 2006 tốc độ phát triển GDP bình quân đạt 13,50 % [17,tr54] làm cho đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Trong đó nông nghiệp tăng bình quân 5,67%, công nghiệp và xây dựng tăng 21,64 % và dịch vụ tăng bình quân 13,3 % [17,tr54].

Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp. Năm 2007, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP chiếm 45,05%, đến năm 2006 giảm còn 23,6%; công nghiệp và xây dựng tăng từ 23,77% năm 1997 lên tới 47,79 % (năm 2006) [17,tr53]. Trong khi đó tỷ trọng thương mại và dịch vụ trong GDP vẫn chưa có sự chuyển biến rõ luôn chiếm khoảng trên dưới 30%.

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, đời sống của người dân trong tỉnh cũng được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng qua các năm và đến năm 2007 đã đạt 12,8 triệu đồng /người/năm, đứng thứ 4 trong số các tỉnh ở đồng bằng Sông Hồng [18,15-16].

41

Bảng 2.1: GDP bình quân đầu người một tháng qua các năm.

Năm 2002 2004 2006

GDP bình

quân/người/tháng 326,5 487,6 670,4

Nguồn:Cục thống kê Bắc Ninh[17,Tr-363]

Đi đôi với tăng trưởng kinh tế, lĩnh vực văn hoá - xã hội cũng có nhiều tiến bộ. Đặc biệt là sự phát triển của giáo dục - đào tạo đã có bước chuyển cả về quy mô và chất lượng, toàn tỉnh hiện đã có 6 trường Cao Đẳng và Đại Học, 2 trường Trung Học Chuyên Nghiệp và dạy nghề, hàng năm đào tạo hàng ngàn lao động có trình độ chuyên môn tay nghề phục vụ sự phát triển kinh tế; đặc biệt đến nay tỉnh đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở trong độ tuổi quy định. Các lĩnh vực khác như chăm sóc sức khỏe nhân dân, hoạt động thể dục thể thao, xoá đói giảm nghèo, an ninh - quốc phòng đều có nhiều tiến bộ.

Tóm lại, nghiên cứu khái quát đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đối với vấn đề lao động và việc làm, Bắc Ninh có những thuận lợi và khó khăn sau:

* Thuận lợi:

- Tiềm năng của Bắc Ninh là có một lực lượng lao động dồi dào, con người Bắc Ninh thông minh năng động, sáng tạo, cần cù trong lao động, đây là một nguồn lực quý để phát triển kinh tế - xã hội một khi tỉnh có chính sách đúng đắn để khơi dậy và phát huy được nguồn lực này.

- Vị trí địa lý của tỉnh là một lợi thế rất lớn cho phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm, là tỉnh giáp với Hà Nội, nằm trong tam giác phát triển kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

42

- Cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm, thông tin liên lạc, ở Bắc Ninh phát triển khá đồng bộ với hệ thống giao thông đường sắt liên vận quốc tế đi Bắc Kinh (Trung Quốc), đường quốc lộ 1A- 1B, quốc lộ 18 được nâng cấp và hoàn thành đường cao tốc Bắc Ninh - Nội Bài. Đây là cơ sở thuận lợi để thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm cho người lao động.

- Bắc Ninh là tỉnh có nền văn hiến lâu đời, có làn điệu dân ca quan họ nổi tiếng trong và ngoài nước, có nhiều lễ hội, nhiều di tích lịch sử văn hoá. Đây chính là tiềm năng để Bắc Ninh phát triển du lịch văn hoá. Đặc biệt Bắc Ninh là tỉnh có nhiều làng nghề thủ công truyền thống, nghề buôn bán có từ lâu đời nên được coi là vùng trăm nghề trong đó có những làng nghề nổi tiếng như: đồ gỗ Đồng Kỵ, đúc đồng Đại Bái, gốm Phù Lãng, tranh Đông Hồ… Đó là điều kiện để Bắc Ninh phát triển kinh tế , giải quyết nhiều việc làm cho người lao động trong tỉnh.

* Khó khăn:

- Bắc Ninh là tỉnh có diện tích tự nhiên nhỏ nhất cả nước "đất chật, người đông", mật độ dân số 1227 người/km2 . Đây là bài toán khó trong vấn đề giải quyết việc làm của tỉnh.

- Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên rất hạn chế. Các loại tài nguyên khoáng sản, thuỷ sản và rừng hầu như không đáng kể.

- Nguồn lao động mặc dù dồi dào nhưng chất lượng vẫn còn hạn chế, chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Tính đến hết năm 2007 tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chiếm 34,5%. Đây là khó khăn, thử thách lớn để giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh.

- Các ngành thương mại, du lịch, khách sạn… phát triển chậm, chưa khai thác đựơc tiềm năng về truyền thống văn hoá, các di tích và cảnh quan của tỉnh. Thậm chí tỷ trọng của ngành dịch vụ còn giảm, năm 1997 tỷ trọng ngành

43

dịch vụ chiếm 331,18% GDP đến năm 2006 chỉ chiếm 27,98% GDP [17,tr53].

- Đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp và có xu hướng ngày càng giảm là một trong những trở ngại lớn cho việc phát triển nông nghiệp và giải quyết việc làm. Mặt khác, nông nghiệp của tỉnh vẫn mang tính độc canh chủ yếu là trồng lúa và nuôi lợn, gia cầm phân tán trong các hộ gia đình.

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình công nghiệp hóa ở Bắc Ninh (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)