Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với yêu cầu xã hội.

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình công nghiệp hóa ở Bắc Ninh (Trang 107 - 113)

- GDP Lao động

3.2.5. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với yêu cầu xã hội.

Những năm qua, công tác đào tạo nghề ở tỉnh bước đầu đã được chú trọng, các cơ sở dạy nghề được mở rộng, tăng cường và từng bước nâng cao chất lượng. Vì vậy số lao động qua đào tạo liên tục tăng, đến năm 2007 lao động qua đào tạo đã chiếm 34,5% lực lượng lao động, đã đáp ứng được một phần nhu cầu của xã hội.

Tuy nhiên, so với sự phát triển kinh tế – xã hội thực tế của tỉnh thì công tác đào tạo nghề vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu đào tạo nghề. Những hạn chế đó đã làm cho quan hệ cung – cầu về lao động mất

106

cân đối nghiêm trọng, đặc biệt là mất cân đối về cơ cấu, chất lượng… dẫn tới tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu” lao động, “thừa thầy, thiếu thợ”.

Để khắc phục những hạn chế trên và hướng tới mục tiêu đến năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60% thì công tác đào tạo nghề phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

- Một là: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức xã hội. Cần phải tuyên truyền để thay đổi tâm lý chung của không chỉ học sinh mà còn cả các bậc cha mẹ học sinh là phải thi bằng được để vào các trường Đại học. Muốn vậy phải làm cho mọi người dân hiểu đúng vị trí, vai trò của công tác đào tạo nghề đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, cũng như đối với việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình. Duy trì và phát huy các hoạt động thi tay nghề, thi thợ cao quý như “Bàn tay vàng”, nghệ nhân… cho những người có tay nghề giỏi.

Mặt khác cần phải thay đổi nhận thức của các cơ quan đào tạo nghề, đó là chỉ đào tạo “cái thị trường cần” chứ không dạy “cái mà mình có”. Chỉ có như vậy mới giảm bớt được tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu” lao động ở tỉnh hiện nay. Đồng thời cũng tạo ra căn cứ thực tế để thu hút thanh niên theo học các trường nghề.

- Hai là: Mở rộng quy mô và các hình thức đào tạo nghề.

Sắp xếp lại hệ thống trường và cơ sở dạy nghề theo hướng chuyên sâu. Duy trì và củng cố bốn trường hiện có: Trường công nhân kỹ thuật, Trường dạy nghề giao thông, trường công nhân xây dựng, trường dạy chữ, dạy nghề cho người tàn tật. Sớm hoàn thiện 7 trung tâm dạy nghề thuộc 7 huyện với số lượng đào tạo 500 học sinh/năm. Và mỗi trung tâm dạy nghề phải gắn với nhu cầu lao động của từng vùng… Mặt khác cần khuyến khích các hình thức đào tạo như:

107 + Dạy nghề tổ chức theo lớp họp.

+ Bồi dưỡng, nâng bậc tay nghề.

+ Phổ biến kiến thức khoa học, công nghệ, trao đổi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh.

+ Dạy nghề kèm bổ túc văn hoá…

Một trong những hình thức đào tạo nghề phổ biến và có hiệu quả cao là đào tạo tại các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp để qua đó nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tại chỗ cho từng doanh nghiệp, điều này đã được thực hiện ở khu công nghiệp Quế Võ, Tiên Sơn… Ưu điểm của hình thức đào tạo này là không chỉ tạo ra thị trường tiêu thụ “sản phẩm” đào tạo một cách hợp lý, gắn đào tạo với sử dụng mà còn xây dựng quan hệ ràng buộc và trách nhiệm, nghĩa vụ của đơn vị sử dụng lao động và người lao động.

- Thứ ba: Hoàn thiện và đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, cơ sở

vật chất, trang thiết bị cho dạy – học, đổi mới phương pháp đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực và chế độ cho đội ngũ giáo viên để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật cho doanh nghiệp. - Thứ tư: Đẩy mạnh xã hội hoá công tác dạy nghề nhằm huy động mọi nguồn lực tham gia công tác dạy nghề.

Khuyến khích, huy động và tạo điều kiện thuận lợi để toàn xã hội tham gia phát triển dạy – học nghề, tạo cơ hội cho mọi người, mọi lứa tuổi, mọi trình độ nhất là học sinh phổ thông được học nghề.

Tranh thủ chất xám, trình độ khoa học kỹ thuật của các viện nghiên cứu, các trung tâm khoa học, các trường đại học, cao đẳng, các chuyên gia… trong giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

Mở rộng sự hợp tác quốc tế trong đào tạo nghề với các hình thức khác nhau như: đưa công nhân đi đào tạo ở nước ngoài, mời các chuyên gia sang đào tạo, tranh thủ các nguồn tài trợ (các dự án của các tổ chức quốc tế, các

108

công ty nước ngoài) nhằm từng bước tiếp cận trình độ chuẩn của khu vực và quốc tế.

- Thứ năm: Có cơ chế, chính sách nhằm phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan Nhà nước về lao động với đại diện giới chủ, giới thợ, đại diện các hội nghề nghiệp và cơ sở dạy nghề trong xây dựng nhu cầu của doanh nghiệp và nguồn nhân lực.

Bên cạnh đó cần xây dựng các trung tâm phân tích, dự báo nhu cầu của thị trường lao động trong tỉnh và của cả nước. Từ đó phổ biến đến các cơ sở đào tạo và người lao động.

Xác định cụ thể nhu cầu nguồn nhân lực theo cơ cấu nghề, trình độ đào tạo để từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Đối với mỗi huyện, mỗi khu công nghiệp, các doanh nghiệp có quy mô lớn càng cụ thể, chi tiết về yêu cầu trình độ nghề, ngành nghề cần đào tạo sẽ giúp cho các cơ sở dạy nghề, trường nghề có chương trình, kế hoạch, phương pháp cụ thể để từng bước đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Để đạt được mục tiêu đưa Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015 và tạo tiền đề để đến năm 2020 là một trong những thành phố vệ tinh hiện đại của thủ đô Hà Nội, Đảng bộ và nhân dân Bắc Ninh còn nhiều việc phải làm, một trong những nhiệm vụ quan trọng là đẩy nhanh CNH, HĐH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá lớn thân thiện với môi trường là ưu tiên hàng đầu. Để đạt được mục đích đó thì yêu cầu đặt ra là phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo nhiều việc làm và khẩn trương giải quyết sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động do sự gia tăng nguồn nhân lực và chuyển dịch cơ cấu kinh tế gây ra. Với những giải pháp cụ thể mà Bắc Ninh đang và sẽ thực hiện như nêu trên sẽ góp phần đưa Bắc Ninh tiến tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.”

109

KẾT LUẬN

Việc làm là một trong những vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tất cả các quốc gia trên trế giới. Nó quyết định tới sự ổn định, công bằng và tiến bộ xã hội. Là một căn cứ quan trọng để khẳng định sự phát triển của nền kinh tế và cũng là thước đo thể hiện năng lực quản lý cũng như bản chất chính trị của mỗi chế độ xã hội.

Bắc Ninh là một tỉnh “đất chật, người đông”, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị vẫn còn khá cao, tình trạng thất nghiệp ở nông thôn tuy không nhiều nhưng tình trạng thiếu việc làm lại rất cao. Chính vì vậy, tạo mở việc làm, hạn chế thất nghiệp là một vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc, là mối quan tâm hàng đầu của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bắc Ninh. Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả đã tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau:

- Luận giải những khái niệm cơ bản nhất về lao động, việc làm, thất nghiệp. Phân tích những nhân tố tác động đến việc làm, đặc biệt là sự tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Khái quát kinh nghiệm giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hóa ở Đồng Nai, Hải Dương, Nhật Bản và Đài Loan nhằm rút ra một số kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Ninh.

- Phân tích thực trạng giải quyết việc làm ở Bắc Ninh trong quá trình CNH, HĐH thời gian qua, những thành công bước đầu và những hạn chế, tồn tại trong giải quyết việc làm. Phân tích sự tác động của quá trình CNH, HĐH đến việc làm trong tỉnh, quá trình này đã làm cho cơ cấu lao động có những chuyển biến theo hướng tích cực, tình trạng tâất nghiệp có xu hướng giảm xuống, đời sống của người lao động đã được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, sự chuyển biến của cơ cấu lao động còn chậm, tình trạng thiếu việc làm vẫn ở

110

mức cao, còn có sự mất cân đối lớn giữa cung và cầu lao động, công tác đào tạo nghề vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

- Mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội trong 5 năm (2006- 2010 và tầm nhìn 2020 của Bắc Ninh với nội dung cơ bản là đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH; phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp. Đây là cơ sở định hướng cho việc đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực trong thời gian tới. Để đạt được mục tiêu trên, hòan thành “chiến lược giải quyết việc làm” của tỉnh, luận văn đưa ra một số giải pháp cơ bản. Một là, gắn việc quy hoạch các KCN, khu đô thị với giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất. Hai là, đa dạng hóa các ngành nghề và các hình thức tổ chức sản xuất

kinh doanh, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Ba là, hạ thấp tỷ lệ sinh, nhằm giảm nguồn cung tự nhiên người lao động. Bốn là, phát triển thị trường lao động. Năm là, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với yêu cầu xã hội

nhằm khắc phục sự bất hợp lý trong quan hệ cung- cầu lao động về chất lượng và cơ cấu ngành nghề.

Những giải pháp cơ bản, trọng yếu trên vừa có ý nghĩa thực tiễn trước mắt, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài nhằm giải quyết có hiệu quả vấn đề việc làm, xóa đói, giảm nghèo, khai thác được nguồn lực có vai trò quyết định đối với sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH, đưa Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015.

111

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình công nghiệp hóa ở Bắc Ninh (Trang 107 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)