Kinh nghiệm của Hà Nam

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình công nghiệp hóa ở Bắc Ninh (Trang 36)

Hà Nam là một tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển một nền kinh tế đa đạng với nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh. Trải qua 10 tái lập tỉnh, đến nay tình hình kinh tế – xã hội của địa phương đã có những bước tiến vượt bậc và đạt được những thành tựu quan trọng . Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người đạt 11,1%/năm, cao hơn một số tỉnh trong vùng. Nhờ vậy mà vấn đề giải quyết việc làm cũng đạt được những kết quả bước đầu.

Giai đoạn 2001 – 2005, Hà Nam đã giải quyết việc làm mới cho 62.434 người, trong đó có 7.090 người đi xuất khẩu lao động, bình quân mỗi năm có 12.486 người được giải quyết việc làm mới, vượt chỉ tiêu 14% tương đương 7.434 người. Các hoạt động hỗ trợ tạo việc làm của các ngành, các cấp và các tổ chức đoàn thể cũng đã góp phần tạo việc làm thêm cho khoảng 9200 người, bình quân mỗi năm 1840 người, chủ yếu khu vực nông thôn.

Để đạt được những thành công bước đầu như trên Hà Nam đã tiến hành một số giải pháp sau:

- Tạo việc làm từ các chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn, trong đó tỉnh chú trọng vào các công tác như: tập trung thâm cách đất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đặc biệt ở những vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp hàng hoá, chú trọng đầu tư phát triển kinh tế trang trại. Mặt khác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như: thuỷ lợi, kiên cố hoá kênh

35

mương, giao thông nông thôn, các công trình phúc lợi nhằm tăng thời gian sử dụng lao động. Thực hiện có hiệu quả nghị quyết của Tỉnh uỷ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển ngành nghề dịch vụ ở nông thôn.

- Tạo việc làm từ các chương trình phát triển công nghiệp và dịch vụ bao gồm: xây dựng và phát triển các KCN và dịch vụ đóng vai trò quyết định đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động; xây dựng và phát triển các trung tâm văn hoá thể thao và các khu du lịch. Mở rộng và phát triển làng nghề thủ công truyền thống, tạo điều kiện và khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Tỉnh uỷ về đẩy mạnh phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.

- Các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm thông qua các dự án: dự án tổ chức cho vay vốn giải quyết việc làm thông qua Quỹ quốc gia về việc làm, bao gồm việc cho vay ưu đãi với người thất nghiệp, người thiếu việc làm nhằm tạo việc làm mới và các hoạt động hỗ trợ cho người đi xuất khẩu lao động.

- Huy động tối đa mọi nguồn vốn trong và ngoài nước, vốn trung ương và địa phương để hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầu tư sản xuất kinh doanh tạo mở nhiều việc làm mới.

* Những bài học kinh nghiệm được rút ra

Từ nghiên cứu kinh nghiệm giải quyết việc làm có tính điển hình ở một số địa phương như trên, vận dụng vào điều kiện cụ thể của Bắc Ninh có thể sử dụng những bài học kinh nghiệm sau:

1. Chú trọng đầu tư, phát triển giáo dục - đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo nghề cho người lao động.

2. Xây dựng hệ thống cơ chế chính sách đầu tư thông thoáng để tạo nên “sức hút” các nguồn đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài như Đồng Nai đã thực hiện. Mặt khác, Bắc Ninh cũng phải lựa chọn đầu tư phát triển

36

những ngành nghề có công nghệ phù hợp với khả năng và trình độ của người lao động trong tỉnh.

3. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

4. Khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống, du nhập và phát triển ngành nghề mới.

37

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình công nghiệp hóa ở Bắc Ninh (Trang 36)