Luật Ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập, trường hợp Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Phú Thọ (Trang 37 - 38)

b. Quản lý q trình sử dụng tài chính

1.3.1.1.Luật Ngân sách nhà nước

Để quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nƣớc, củng cố luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản của Nhà nƣớc, tăng tích lũy nhằm thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại...., cần quản lý ngân sách nhà nƣớc theo luật. Phù hợp với yêu cầu đó, Quốc hội nƣớc ta đã thông qua Luật Ngân sách nhà nƣớc năm 1997. Sau đó, tại Khóa họp XI, Kỳ họp thứ hai năm 2002 Quốc hội đã bổ sung và tiếp tục hoàn thiện Luật Ngân sách nhà nƣớc.

Từ khi có Luật Ngân sách nhà nƣớc mọi khoản chi ngân sách nhà nƣớc, trong đó có chi cho ĐVSN, đều phải tuân theo Luật. Ngân sách nhà nƣớc đƣợc quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, cơng khai, minh bạch, có phân cơng, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm.

Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nƣớc, phân bổ ngân sách trung ƣơng, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nƣớc.

Theo Luật Ngân sách nhà nƣớc, các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nƣớc phải lập, chấp hành, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, quyết toán ngân sách nhà nƣớc theo các quy định thống nhất trong cả nƣớc. Ngoài ra, việc sử dụng ngân sách nhà nƣớc phải đúng mục đích và theo mục lục mà Luật đã quy định.

Nhờ có Luật Ngân sách nhà nƣớc, quản lý tài chính trong các ĐVSN trở nên minh bạch hơn, ổn định trong thời gian đủ dài để các đơn vị thụ hƣởng ngân sách có điều kiện tìm phƣơng án sử dụng ngân sách hiệu quả, kích thích tính tự chủ của ĐVSN nhiều hơn trƣớc trong tìm kiếm lợi ích từ tiết kiệm chi ngân sách nhà nƣớc, tạo cơ chế kiểm tra, giám sát của Nhà nƣớc và cơ quan ngôn luận đối với việc sử dụng ngân sách nhà nƣớc. Tuy nhiên, do luật Ngân sách nhà nƣớc của ta cịn chƣa thực sự hồn thiện, nhiều quy định cịn cứng nhắc, ví dụ nhƣ quy định phải sử dụng ngân sách theo mục lục ngân sách, quy định ngân sách cấp dƣới thuộc ngân sách cấp trên,… đã hạn chế quyền tự chủ của đơn vị cơ sở trong sử dụng ngân sách hiệu quả. Ngoài ra, muốn cải tiến quản lý tài chính ở các ĐVSN phải chờ sự thay đổi của Luật Ngân sách nhà nƣớc nên thƣờng chậm chạp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập, trường hợp Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Phú Thọ (Trang 37 - 38)