0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Số liệu sơ cấp: phục vụ cho nghiên cứu đề tài đƣợc thu thập thông qua khảo sát bằng phiếu theo mẫu M2 Phiếu khảo sát về quản lý tà

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CÔNG LẬP, TRƯỜNG HỢP TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH PHÚ THỌ (Trang 55 -55 )

b. Quản lý quá trình sử dụng tài chính

2.3.1.2. Số liệu sơ cấp: phục vụ cho nghiên cứu đề tài đƣợc thu thập thông qua khảo sát bằng phiếu theo mẫu M2 Phiếu khảo sát về quản lý tà

thông qua khảo sát bằng phiếu theo mẫu M2 Phiếu khảo sát về quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập, bằng các câu hỏi đã chuẩn hóa trên phiếu điều tra liên quan đến tình hình quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

- Số lƣợng phiếu phát ra là: 90 phiếu - Đối tƣợng điều tra:

+ 30 cán bộ có kinh nghiệm trong công tác quản lý tài chính công thuộc các huyện, thành phố Việt Trì và Sở Tài chính và các Sở, Ban, Ngành liên quan của tỉnh Phú Thọ: Đây là đội ngũ cán bộ đang trực tiếp làm công tác quản lý Nhà nƣớc về tài chính trên địa bàn, là những ngƣời có chuyên môn nghiệp vụ, nắm rõ tình hình quản lý tài chính Nhà nƣớc nói chung và tình hình quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công nói riêng. Mục đích khảo sát đối tƣợng này để thấy những khó khăn trong quản lý tài chính của Nhà nƣớc đối với đơn vị sự nghiệp? Những bất cập về chính sách mà nhà quản lý trong lĩnh vực đang nhận thấy? Những ý tƣởng, giải pháp đề xuất về quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công trong thời gian tới? …

+ 30 cán bộ quản lý đào tạo và tài chính của 03 đơn vị đào tạo công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ: Đây là đối tƣợng trực tiếp chịu tác động của công tác quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập, họ nắm rõ những thuận lợi, khó khăn gặp phải trong quá trình thực

hiện nhiệm vụ. Mục đích khảo sát đối tƣợng này để tìm hiểu xem những ngƣời trực tiếp chịu tác động của chính sách tài chính đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập: Họ gặp khó khăn gì trong quá trình quản lý tài chính tại cơ sở do chính họ quản lý? Họ đang cần cơ chế chính sách nhƣ thế nào để phát huy hiệu quả quản lý?

+ 30 giáo viên của 03 đơn vị đào tạo công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ: Đây là đối tƣợng thụ hƣởng những thành quả của công tác quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập. Mục đích để tìm hiểu cảm nhận của họ về tình hình quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập hiện nay. Với vị trí của họ, họ mong muốn điều gì? Cảm nhận của họ nhƣ thế nào về cơ chế, chính sách tài chính đối với các cơ sở đào tạo hiện nay. Mức độ hài lòng của họ nhƣ thế nào?

- Xây dựng phiếu điều tra: Phiếu điều tra gồm có nội dung cơ bản sau: * Thông tin về ngƣời đƣợc khảo sát: Họ và tên, chức vụ, đơn vị công tác.

* Nội dung các câu hỏi điều tra:

+ Nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trong những năm qua biến đổi nhƣ thế nào? Tăng lên, giảm xuống hay không thay đổi. Những nhân tố nào tác động làm tăng hoặc lý do nào làm giảm.

+ Các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập thƣờng ƣu tiên cho loại chi tiêu nào?

(1)Ƣu tiên chi cho con ngƣời;

(2)Ƣu tiên chi cho tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị; (3)Ƣu tiên nào khác…

+ Nhận xét về môi trƣờng chính sách tài chính đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập hiện nay.

* Nội dung nhận xét:

(1) Mức đầy đủ của hệ thống các văn bản luật pháp, cơ chế chính sách về thu chi tài chính;

(2) Mức đồng bộ của hệ thống các văn bản luật pháp, cơ chế chính sách về thu chi tài chính;

(3) Mức hợp lý của hệ thống các văn bản luật pháp, cơ chế chính sách về thu chi tài chính;

(4) Tính khả thi của hệ thống các văn bản luật pháp, cơ chế chính sách về thu chi tài chính;

(5) Tác dụng kích thích của các cơ chế chính sách về thu chi tài chính đối với các đơn vị đào tạo công lập.

* Cách nhận xét, đánh giá: chấm điểm từ 1 đến 10 điểm (10 điểm là tốt nhất) + Nhận xét và cho ý kiến về một số quy định thu, chi tài chính hiện hành đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập.

* Các quy định để nhận xét và cho ý kiến nhƣ sau: (1)Quy định về mức học phí;

(2)Quy định thu mức lệ phí các các khoản đóng góp;

(3)Quy định về mức thu thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh nghiệp vụ; (4)Quy định về mức thu các khoản thu sự nghiệp khác;

(5)Quy định về mức trả tiền lƣơng;

(6)Quy định về mức công và thuê khoán chuyên môn; (7)Quy định về mức chi phí quản lý hành chính;

(8)Quy định về định mức chi tiêu trong đầu tƣ XDCB của đơn vị.

* Cách nhận xét, đánh giá: Đã hợp lý chƣa? Nếu chƣa hợp lý cần điều chỉnh nhƣ thế nào? Cần tăng lên hay giảm xuống?

+ Đánh giá mức độ tác động của những nhân tố đến hoạt động thu chi tài chính của các đơn vị đào tạo công lập hiện nay.

* Các nhân tố đánh giá là:

(1)Quy định về thu chi tài chính của Nhà nƣớc;

(2)Quy mô và địa bàn hoạt động của các đơn vị đào tạo; (3)Nhu cầu học tập của ngƣời học ;

(4)Thu nhập và khả năng chi trả học phí của ngƣời học;

(5)Chất lƣợng dịch vụ đào tạo mà các cơ sở đào tạo cung ứng; (6)Năng lực và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ đào tạo; (7)Liên kết đào tạo;

(8)Sự ủng hộ của doanh nghiệp và xã hội

* Cách đánh giá: Cho điểm từ 1 đến 10 trong đó, 10 là tác động mạnh nhất. + Hƣớng lựa chọn ƣu tiên tăng nguồn thu của đơn vị đào tạo công lập những năm tới là:

(1) Tăng quy mô tuyển sinh; (2) Tăng học phí;

(3) Tăng lệ phí và các khoản đóng góp khác; (4) Tăng thu hút nguồn đầu tƣ từ NSNN;

(5) Huy động đƣợc từ sự hỗ trợ của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội; (6) Lựa chọn khác.

+ Hƣớng lựa chọn ƣu tiên cho chi tiêu của đơn vị đào tạo công lập những năm tới là:

(1) Tăng chi cho con ngƣời;

(2) Tăng chi cho xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị; (3) Lựa chọn khác.

+ Xếp thứ tự tầm quan trọng của các giải pháp sau để hoàn thiện công tác quản lý tài chính của đơn vị đào tạo công lập những năm tới

* Các giải pháp để sắp xếp là:

(1) Mở rộng quy mô tuyển sinh;

(2) Đa dạng hóa các hình thức tuyển sinh đào tạo; (3) Mở rộng các hình thức liên kết đào tạo;

(4) Tăng cƣờng khai thác nguồn tài chính từ xã hội; (5) Hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý;

(7) Nâng cao trình độ cán bộ quản lý tài chính; (8) Tăng cƣờng tiến và kiểm soát chi tiêu

* Cách đánh giá: Cho điểm từ 1 đến 10 trong đó, 10 là quan trọng nhất. - Kết quả thu về 76 phiếu trả lời. Cụ thể xem Phụ lục 2

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CÔNG LẬP, TRƯỜNG HỢP TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH PHÚ THỌ (Trang 55 -55 )

×