Tổ chức dạy học với các bài toán tiếp cận PISA theo quan điểm dạy học phát triển năng lực

Một phần của tài liệu Dạy học phát triển năng lực cho học sinh Trung học phổ thông với các bài toán tiếp cận chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA (Trang 52 - 53)

Đánh giá bài học

2.1.5 Tổ chức dạy học với các bài toán tiếp cận PISA theo quan điểm dạy học phát triển năng lực

học phát triển năng lực

Khi đã lựa chọn phƣơng pháp, phƣơng tiện và hình thức tổ chức dạy học phù hợp, giáo viên tổ chức hoạt động dạy học, tổ chức, điều khiển học sinh học tập thông qua các bài toán này. Việc tổ chức dạy học với các bài toán tiếp cận PISA có nhiều điểm khác với cách tổ chức dạy học truyền thống, nó có thể phá vỡ không khí “nghiêm trang” thƣờng thấy, thay vào đó là các tiết học sôi động và đôi khi ồn ào. Giáo viên không còn là trung tâm, không truyền thụ kiến thức một chiều mà thay vào đó là vai trò điều khiển, trọng tài, hƣớng dẫn, giúp đỡ, gợi ý cho các hoạt động của học sinh. Học sinh cũng không thể thụ động “tiếp thu kiến thức” nhƣ trƣớc, mà phải hoạt động liên tục theo các mức độ năng lực từ đơn giản đến phức tạp, học sinh đóng vai trò trung tâm của tiết học, tự khám phá, hoạt động dƣới sự hƣớng dẫn, điều khiển của giáo viên lần lƣợt thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ đề ra để đi đến đích cuối cùng là giải quyết bài toán, qua đó hình thành, rèn luyện và phát triển các năng lực cần thiết cho cuộc sống lao động và học tập sau này.

Tổ chức dạy học với các bài toán PISA, cần đảm bảo tính vừa sức và kiểm soát thời gian cho phép. Tùy vào đối tƣợng học sinh, giáo viên chủ động giao nhiệm vụ hoạt động cho các em và có những gợi ý để các em có thể hoàn thành hoạt động của mình trong khoảng thời gian cho phép. Giáo viên cũng cần chia rõ thời gian cho mỗi hoạt động, để có thể dễ dàng kiểm soát lƣợng thời gian phân phối cho các hoạt động trong tiết học.

2.1.6 Đánh giá bài học

Sau khi tổ chức cho học sinh học tập, giáo viên cần thiết phải đánh giá lại bài học. Từ cơ sở thực tiễn là các hoạt động của học sinh, giáo viên rà soát

lại các khâu trong quy trình từ lựa chọn nội dung học đến xác định các năng lực cần đạt, bài toán thực tế, phƣơng pháp, phƣơng tiện và hình thức tổ chức dạy học để điều chỉnh và rút kinh nghiệm cho các bài học khác.

Khi đánh giá bài học, cần chú ý đánh giá hai mặt, một mặt so sánh kiến thức mà các em khám phá đƣợc với nội dung toán cần học có đảm bảo hay không; mặt khác đánh giá sự phát triển năng lực có đạt yêu cầu nhƣ kỳ vọng ban đầu không. Xác định đƣợc những khó khăn trong hoạt động của học sinh; những khó khăn trong điều khiển, tổ chức của giáo viên; nguyên nhân ở khâu nào của quy trình, từ đó điều chỉnh lại đúng bƣớc đó của quy trình.

Một phần của tài liệu Dạy học phát triển năng lực cho học sinh Trung học phổ thông với các bài toán tiếp cận chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)