Các vấn đề về thể chế giáo dục phổ thông

Một phần của tài liệu Dạy học phát triển năng lực cho học sinh Trung học phổ thông với các bài toán tiếp cận chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA (Trang 33 - 35)

5. M309_Xây dựng các hình khối [22, tr 46]

1.3.1 Các vấn đề về thể chế giáo dục phổ thông

Khái niệm thể chế giáo dục phổ thông chỉ hệ thống toàn thể các hoạt động, đặc điểm tâm lý và truyền thống ở một cộng đồng trong lĩnh vực giáo dục phổ thông, chúng có chức năng định hƣớng cho những hành động của ngƣời học trong cộng đồng, truyền thụ những thái độ và nhận thức về việc học tập, đƣợc hình thành và đƣợc chia sẻ trong tập thể cộng đồng với những

hệ thống và quy chế. Khái niệm thể chế giáo dục bao gồm nhiều yếu tố nhƣ

quan niệm về việc học, chƣơng trình, mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp dạy học, động cơ học tập, đặc điểm tâm lý, truyền thống, quan hệ giáo viên (GV)- học sinh (HS) trong dạy học…

Đánh giá thực trạng giáo dục Việt Nam, tài liệu chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001-2010 [2002, tr.14] đã khẳng định: “Chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục chậm đổi mới. Chương trình giáo dục còn nặng tính hàn lâm, kinh viện, nặng về thi cử, chưa chú trọng đến tính sáng tạo, năng lực thực hành và hướng nghiệp; chưa gắn bó chặt chẽ với thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội cũng như nhu cầu của người học; chưa gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu khoa học-công nghệ và triển khai ứng dụng.” Từ đó có thể nêu ra

ba vấn đề lớn thuộc thể chế giáo dục phổ thông là:[6, tr. 20]

Thứ nhất, nền giáo dục mang tính “hàn lâm, kinh viện”: Khái niệm tính

“hàn lâm, kinh viện” chỉ một nền giáo dục định hƣớng vào việc truyền thụ một hệ thống tri thức đƣợc quy định sẵn dựa trên cơ sở các môn khoa học chuyên ngành, nhƣng ít chú ý đến việc rèn luyện tính tích cực nhận thức, tính độc lập, sáng tạo cũng nhƣ khả năng vận dụng những tri thức đó trong thực tiễn. Trong nền giáo dục mang tính “hàn lâm, kinh viện” thì phƣơng pháp dạy học (PPDH) chủ yếu dựa trên quan điểm GV là trung tâm, trong đó ngƣời thầy đóng vai trò chính trong việc truyền thụ tri thức cho HS. PPDH chủ yếu là các phƣơng pháp thông báo tri thức, HS tiếp thu tri thức một cách thụ động. Các PPDH phát huy tính tích cực nhận thức của HS cũng nhƣ việc rèn luyện phƣơng pháp tự học ít đƣợc chú trọng.

Thứ hai, nền giáo dục “ứng thí”: Việc học tập của HS mang nặng tính

chất đối phó với các kỳ thi, chạy theo bằng cấp mà ít chú ý đến việc phát triển nhân cách toàn diện cũng nhƣ năng lực vận dụng kiến thức đã học trong thực tiễn. Đối với cấp trung học phổ thông (THPT), vấn đề này càng nặng nề, vì tâm lý chung của HS là muốn học lên đại học, trong khi chỉ tiêu vào đại học hàng năm chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng số HS tốt nghiệp THPT. Từ đó dẫn tới xu hƣớng học lệch, học tủ nhằm mục đích đối phó với các kỳ thi. Trong khi đó các kỳ thi tuyển sinh hiện nay chỉ giới hạn ở một số môn học, cũng nhƣ không thể kiểm tra toàn diện tri thức và có nhiều hạn chế trong việc kiểm

tra năng lực vận dụng tri thức một cách sáng tạo trong các tình huống gắn với thực tiễn.

Thứ ba, chƣơng trình, sách giáo khoa (SGK) chứa đựng nhiều bất ổn:

Tính bất ổn của chƣơng trình, sách giáo khoa thể hiện ở hai mặt là sự thiếu ổn định và thiếu hợp lý. Thiếu ổn định thể hiện trong vòng 10 năm (2001-2010) đã có 2 lần thay đổi chƣơng trình và SGK, gần đây còn ban hành thêm tài liệu

giảm tải (cắt bớt nội dung trong SGK) và sắp tới sẽ tiếp tục thay đổi chƣơng

trình, SGK hiện hành. Vấn đề là sau mỗi lần thay đổi, chƣơng trình ngày càng nặng nề, không khắc phục đƣợc tính hàn lâm, kinh viện và ứng thí.

Một phần của tài liệu Dạy học phát triển năng lực cho học sinh Trung học phổ thông với các bài toán tiếp cận chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)