Đồ thị này chỉ sự thay đổi vận tốc của một chiếc xe đua khi chạy trên một quảng đƣờng dài 3km ở vòng đua thứ hai
Câu hỏi 1: Vận tốc của xe đua
Khoảng cách thích hợp từ vạch xuất phát đến vị trí bắt đầu đoạn đƣờng thẳng dài nhất của đƣờng đua là bao nhiêu?
A. 0,5 km B. 1,5 km C. 2,3 km D. 2,6 km
Câu hỏi 2: Vận tốc của xe đua
Ở đâu thì xe đạt vận tốc nhỏ nhất ghi lại đƣợc trong vòng thi thứ hai? A. Ở vạch xuất phát B. Ở khoảng cách 0,8 km C. Ở khoảng cách 1,3 km D. Ở nửa đƣờng đua
Câu hỏi 3: Vận tốc của xe đua
Bạn có thể nói gì về vận tốc của xe đua ở khoảng giữa hai vạch 2,6km và 2,8km?
A. Vận tốc không đổi B. Vận tốc đang tăng lên C. Vận tốc đang giảm xuống D. Không xác định đƣợc
Câu hỏi 4: Vận tốc của xe đua
Sau đây là hình ảnh của năm đƣờng đua. Chiếc xe đã chạy theo đƣờng đua nào để tạo nên đƣợc đồ thị của vận tốc đã chỉ ra ở trên. (S là điểm xuất phát)
Cách cho điểm:
Câu hỏi 1: Đƣợc điểm tối đa: B. Không cho điểm: Các trả lời khác Câu hỏi 2: Đƣợc điểm tối đa: C. Không cho điểm: Các trả lời khác Câu hỏi 3: Đƣợc điểm tối đa: B. Không cho điểm: Các trả lời khác Câu hỏi 4: Đƣợc điểm tối đa: B. Không cho điểm: Các trả lời khác
Phân tích:
Nội dung toán trong bài tập: Hàm số, tính chất hàm số và đồ thị
Các yêu cầu về năng lực toán: Để thực hiện đƣợc các câu hỏi của bài
tập này, học sinh cần biết cách đọc đồ thị. Biết kết nối giữa tốc độ của xe đua trên thực tế với giá trị của hàm số vận tốc trên đồ thị, thấy đƣợc nguyên nhân và biểu diễn đƣợc sự biến thiên của đồ thị. Câu hỏi 4 là câu hỏi đòi hỏi khả năng kết nối và khái quát khá cao, học sinh phải hình dung đƣợc sự di chuyển của xe đua trên đƣờng với dự di động của điểm trên đồ thị.