Một số lƣ uý khi thiết kế và tổ chức dạy học với các bài toán tiếp cận PISA theo quan điểm dạy học định hƣớng phát triển năng lực

Một phần của tài liệu Dạy học phát triển năng lực cho học sinh Trung học phổ thông với các bài toán tiếp cận chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA (Trang 53 - 54)

Đánh giá bài học

2.2 Một số lƣ uý khi thiết kế và tổ chức dạy học với các bài toán tiếp cận PISA theo quan điểm dạy học định hƣớng phát triển năng lực

PISA theo quan điểm dạy học định hƣớng phát triển năng lực

 Tất cả các bƣớc của quy trình cần tập trung vào đánh giá năng lực toán học phổ thông (giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ toán và mô hình toán,…)

 Tích hợp nội dung toán học trong một tình huống thực tế nào đó. Những khái niệm toán học có liên quan với nhau, phù hợp trong một vấn đề cần giải quyết thì đƣợc tích hợp lại với nhau và đƣợc thể hiện trong một tình huống thực tiễn cụ thể, vì giải toán là sự thống nhất của các năng lực khác nhau

 Việc xác định nội dung cần dạy và bài toán thực tiễn tƣơng ứng cần đảm bảo hết sức chặt chẽ, để lời giải tối ƣu nhất của bài toán thực tiễn phải là nội dung cần dạy. Trong trƣờng hợp học sinh có những hƣớng đi khác cần so sánh các cách để thấy rằng kiến thức cần học mới là lời giải tối ƣu.

 Bài toán thực tiễn cần gần gũi, xuất phát từ cuộc sống hàng ngày của cá nhân, cộng đồng hay toàn cầu nhƣng phải hấp dẫn, thách thức ngƣời giải. Tránh quá khó hoặc quá dễ, tránh sử dụng các bài toán “ngụy thực tiễn”

 Không phải nội dung nào chúng ta cũng thiết kế đƣợc các bài toán thực tiễn tƣơng ứng. Nên chọn lọc để có đƣợc những bài toán hay, phù hợp, tránh làm cho học sinh mất lòng tin hay nhàm chán.

 Nhìn chung, nếu không có lý do đặc biệt nên thực hiện đầy đủ quy trình 3 giai đoạn, 5 bƣớc của quá trình toán học hóa. Mỗi bƣớc, mỗi giai đoạn đều có một ý nghĩa nhất định, nếu bỏ qua một giai đoạn nào đó thì dễ dẫn đến lời giải không hoàn toàn của các bài toán.

 Mục tiêu dạy học phát triển năng lực là hƣớng đến ngƣời học dần dần phát triển năng lực từ cấp độ thấp đến cấp độ cao hơn. Có 3 cấp độ của năng lực toán học phổ thông: Tái hiện; Kết nối; Phản ánh. Do đó, khi thiết kế và tổ chức dạy học với các bài toán PISA cần lƣu ý, mỗi nhiệm vụ (câu hỏi), mỗi hoạt động của học sinh thuộc một cấp độ năng lực nhất định và các hoạt động này có thể kết hợp lại với nhau theo một nhóm cấp độ năng lực nào đó. Cần đảm bảo các hoạt động của học sinh tƣơng ứng tuần tự với các cấp độ năng lực từ thấp đến cao, bắt đầu với những hoạt động liên hệ trực tiếp với cấp độ 1, và rồi phức tạp dần đến các cấp độ 2, 3 nhƣng không nhất thiết hoạt động nào cũng phải đạt đến 3 cấp độ mà có thể dừng lại ở cấp độ 2 hoặc 3.

 Việc đánh giá bài toán sau khi giải là việc làm rất cần thiết, nó giúp chúng ta thấy đƣợc hạn chế của lời giải so với thế giới thực, đồng thời khái quát hóa bài toán, giúp chúng ta đƣa ra một lớp các bài toán tƣơng tự.

Một phần của tài liệu Dạy học phát triển năng lực cho học sinh Trung học phổ thông với các bài toán tiếp cận chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)