Tiếp cận đánh giá năng lực toán học phổ thông của OECD/PISA

Một phần của tài liệu Dạy học phát triển năng lực cho học sinh Trung học phổ thông với các bài toán tiếp cận chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA (Trang 41 - 43)

5. M309_Xây dựng các hình khối [22, tr 46]

1.4.2 Tiếp cận đánh giá năng lực toán học phổ thông của OECD/PISA

Khác với đánh giá truyền thống, đánh giá theo cách của PISA đòi hỏi không chỉ chú ý đến nội dung kiến thức học sinh tiếp thu đƣợc, mà chú trọng đánh giá những năng lực, kỹ năng tiến trình (proceses skills) đã hình thành cho học sinh, thông qua giải các bài toán mà các yêu cầu (câu hỏi) đã đƣợc mã hóa các cấp độ năng lực khác nhau.

1.4.2.1 Mô hình năng lực theo OECD/PISA

Trong các chƣơng trình dạy học hiện nay của các nƣớc thuộc khối OECD, ngƣời ta sử dụng mô hình đơn giản hơn, phân chia năng lực thành hai nhóm chính, đó là các năng lực chung và các năng lực chuyên môn.

Nhóm năng lực chung bao gồm:

+ Khả năng hành động độc lập thành công;

+ Khả năng sử dụng các công cụ giao tiếp và công cụ tri thức một cách tự chủ;

+ Khả năng hành động thành công trong các nhóm xã hội không đồng nhất.

Nhóm năng lực chuyên môn liên quan đến từng môn học riêng biệt. Chẳng hạn, năng lực toán học phổ thông có cấu trúc gồm 8 thành phần đƣợc dùng trong PISA bao gồm:

+ Tƣ duy và suy luận (Thinking and Reasoning) + Lập luận (Argumentation)

+ Mô hình hóa (Modelling)

+ Đặt và giải quyết vấn đề (Problem Posing and Solving) + Biểu thị (Representation)

+ Sử dụng kí hiệu, ngôn ngữ, phép toán (Using symbolic, formal and technical language and operations)

+ Sử dụng các phƣơng tiện hỗ trợ (Use of aids and tools)

Mỗi tổ hợp các năng lực thành phần trên đây tạo nên năng lực toán của mỗi cá nhân.

Nhƣ vậy, Năng lực toán phổ thông (Mathematical literacy) theo OECD/PISA là năng lực của một cá nhân có thể nhận biết về ý nghĩa, vai trò của kiến thức toán học trong cuộc sống; là khả năng lập luận và giải toán; biết học toán, vận dụng toán nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống hiện tại và tƣơng lai một cách linh hoạt[7, tr. 277]. Do đó, cần quan tâm đến năng lực của học sinh đƣợc hình thành qua việc học toán nhằm đáp ứng với những thách thức của đời sống hiện tại và tƣơng lai; quan tâm đến năng lực phân tích, lập luận và trao đổi thông tin một cách hiệu quả thông qua việc đặt ra, hình thành và giải quyết vấn đề toán học trong các tình huống và hoàn cảnh khác nhau.

„Mathematical literacy‟ không phải là một hệ thống kiến thức toán học phổ thông truyền thống mà điều đƣợc nhấn mạnh là kiến thức toán học đƣợc sử dụng nhƣ thế nào để tạo ra ở học sinh khả năng suy xét, lập luận và hiểu đƣợc ý nghĩa của kiến thức toán học.

1.4.2.2 Các cấp độ của năng lực toán phổ thông dùng trong PISA

Theo chƣơng trình đánh giá học sinh quốc tế - PISA, năng lực toán phổ thông đƣợc chia làm 3 cấp độ:

Mức 1: Ghi nhớ, tái hiện

- Nhớ các đối tƣợng, khái niệm, tính chất toán học cơ bản - Thực hiện đƣợc một cách làm quen thuộc

Mức 2: Kết nối, tích hợp

- Kết nối, tích hợp thông tin để giải quyết các vấn đề đơn giản - Tạo một kết nối trong các cách biểu đạt khác nhau

- Đọc và giải thích đƣợc các kí hiệu, ngôn ngữ hình thức toán học và hiểu mối quan hệ của chúng với ngôn ngữ tự nhiên

Mức 3: Phản ánh, Khái quát hóa, Toán học hóa

- Phát hiện tình huống có vấn đề cần giải quyết bằng toán học - Sử dụng kiến thức toán học để giải quyết vấn đề

- Lập luận, chứng minh toán học và khái quát hóa.

Một phần của tài liệu Dạy học phát triển năng lực cho học sinh Trung học phổ thông với các bài toán tiếp cận chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)