Các vấn đề về phong cách học tập của học sinh

Một phần của tài liệu Dạy học phát triển năng lực cho học sinh Trung học phổ thông với các bài toán tiếp cận chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA (Trang 36 - 37)

5. M309_Xây dựng các hình khối [22, tr 46]

1.3.3 Các vấn đề về phong cách học tập của học sinh

Học sinh là thành tố quyết định trong quá trình dạy học, phong cách học tập của học sinh có ảnh hƣởng lớn đến việc đổi mới giáo dục. Thực tiễn cho thấy, phong cách học tập của học sinh phổ thông có một số vấn đề sau:

+ Học tập một cách thụ động, học tập theo phong cách học luyện thi.

Mục đích, động cơ học tập chính của học sinh không phải là để phát triển năng lực, tƣ duy mà là để vƣợt qua các kỳ thi.

+ Học sinh học tập với phƣơng châm thi gì học nấy, nên chỉ chú trọng

vào nội dung, vào các dạng toán thƣờng gặp trong các kỳ thi mà không chú ý rèn luyện năng lực tƣ duy sáng tạo, năng lực thực hành và giải quyết vấn đề.

+ Học sinh nắm vững lý thuyết, làm đƣợc các bài toán rất khó (do đã đƣợc luyện thi) nhƣng thiếu kỹ năng sống, thiếu vốn sống thực tế, không giải quyết đƣợc các vấn đề đơn giản nảy sinh trong cuộc sống.

Thực trạng trên đây dẫn đến hệ quả là học sinh đƣợc đào tạo trong trƣờng phổ thông mang tính thụ động cao, hạn chế khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống. Điều đó có nghĩa là giáo dục chƣa đáp ứng đầy đủ mục tiêu đặt ra là “giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo…”. (Luật giáo dục, điều 27).

Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên đây, việc cải cách toàn diện giáo dục THPT và đổi mới PPDH là một yêu cầu cấp thiết nhằm đạt mục tiêu giáo dục phổ thông. Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy ở một số trƣờng THPT trong một số năm gần đây đã đạt đƣợc những tiến bộ trong việc đổi

mới PPDH. Ở những trƣờng có đầu tƣ bồi dƣỡng cho đội ngũ GV về đổi mới PPDH và trang bị PTDH mới thì tình hình sử dụng các PPDH đã đƣợc cải thiện. Mặc dù thuyết trình vẫn còn là PPDH đƣợc sử dụng thƣờng xuyên nhất, nhƣng đã có sự kết hợp với các PPDH khác, tăng cƣờng thí nghiệm, thực hành, làm việc nhóm, sử dụng các PPDH tích cực.

Từ đó cho thấy nếu đƣợc bồi dƣỡng về PPDH mới, cũng nhƣ đƣợc trang bị về các thiết bị dạy học mới thì việc đổi mới PPDH ở THPT có chuyển biến khá tốt. Tuy nhiên, việc đổi mới PPDH ở những trƣờng này vẫn còn những vấn đề cần tiếp tục giải quyết, đặc biệt là việc gắn nội dung dạy học với thực tiễn cũng nhƣ dạy học qua hoạt động thực tiễn của HS. Việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS đã đƣợc cải thiện, nhƣng mới thể hiện rõ ở mặt “bên ngoài” thông qua việc tăng cƣờng làm việc nhóm, nhƣng việc tích cực hóa “bên trong” thông qua việc giải quyết các vấn đề, đặc biệt là các vấn đề gắn với những tình huống thực tiễn còn chƣa đƣợc chú trọng.

Một phần của tài liệu Dạy học phát triển năng lực cho học sinh Trung học phổ thông với các bài toán tiếp cận chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)