Về trình độ chuyên môn đào tạo của cán bộ quảnlý THCS Thành phố

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở thành phố Tuyên Quang (Trang 53 - 57)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.Về trình độ chuyên môn đào tạo của cán bộ quảnlý THCS Thành phố

Tuyên Quang

2.2.2.1. Thực trạng về trình độ được đào tạo của đội ngũ cán bộ quản lý

Bảng 2.8. Trình độ đƣợc đào tạo của cán bộ quản lý

Trình độ đƣợc đào tạo Cán bộ quản lý (n = 27)

Nam Nữ Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Đại học 3 11 2 7,4 Ngh. vụ Quản lý giáo dục 4 14,8 3 11 Cao cấp lý luận chính trị 2 7,4 1 3,7 Trung cấp lý luận chính trị 5 18,5 2 7,4 Tin học 8 29,6 5 18,5 Ngoại ngữ 5 18,5 6 22,2

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang năm 2012

Qua bảng 2.8 chúng tôi đánh giá như sau về trình độ cán bộ quản lý:

- Trình độ chuyên môn:

+ Có 05 cán bộ quản lý trình độ đại học tỷ lệ 18,5 %.

Đội ngũ cán bộ trường trung học cơ sở đạt chuẩn đào tạo 100 %. Tuy vậy, số có trình độ đại học còn ít, chưa có cán bộ quản lý có trình độ cử nhân quản lý giáo dục.

- Về lý luận chính trị:

+Trình độ lý luận cao cấp: 03 người, tỷ lệ 11,1 %. + Trình độ trung cấp chính trị: 7 người, tỷ lệ 25,9%. + Trình độ sơ cấp chính trị: 17 người tỷ lệ 63 %

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

phố. Tuy vậy, trong khả năng của ngành giáo dục và đào tạo, việc mở các lớp trình độ chính trị trung cấp cho giáo viên chưa được chú ý. Hầu hết cán bộ quản lý trường trung học cơ sở thành phố Tuyên Quang chỉ có trình độ sơ cấp chính trị, đây là công tác cần được quan tâm phòng Giáo dục và Sở Giáo dục và Đào tạo của tỉnh Tuyên Quang.

- Trình độ quản lý:

+ Có 7 cán bộ quản lý được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục được học tại Học viện cán bộ quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chiếm tỉ lệ 25,9 %.

+ 20 cán bộ quản lý chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, tỷ lệ 70,1%. Một thực tế đáng quan tâm là số cán bộ quản lý được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý chiếm tỷ lệ thấp, điều này đặt ra yêu cầu cấp bách với công tác đào tạo lại và bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý, trong đó chú ý bồi dưỡng cập nhật kíên thức mới về nghiệp vụ quản lý, nhất là đối với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông cơ sở hiện nay.

- Trình độ tin học và ngoại ngữ:

+ Trình độ tin học văn phòng: 13 người, tỷ lệ 48,1 %. + Ngoại ngữ trình độ A tiếng anh có 11 người, tỷ lệ 40,7 %

Tuy có trình độ tin học văn phòng và ngoại ngữ A trở lên, nhưng cán bộ quản lý còn ít sử dụng trong công tác quản lý.

2.2.2.2. Về phẩm chất, năng lực và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ quản lý

Để tiến hành đánh giá phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBQL các trường THCS thành phố Tuyên Quang, tác giả đã xây dựng bảng hỏi dựa trên những tiêu chí đánh giá những yêu cầu về phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBQL được quy định tại Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT Ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tiêu chí đánh giá gồm: 05 tiêu chí về Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp; 05 tiêu chí về Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; 13 tiêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn chí về Năng lực quản lí nhà trường.

Sử dụng bộ tiêu chí này này để xin ý kiến đánh giá của: + 07 cán bộ lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT

+ 100 giáo viên các trường THCS thành phố Tuyên Quang + 27 Ý kiến tự đánh giá của đội ngũ CBQL trường THCS .

Bảng 2.9. Bảng tổng hợp kết quả trƣng cầu ý kiến đánh giá và tự đánh giá về phẩm chất và năng lực của đội ngũ CBQL các trƣờng THCS

thành phố Tuyên Quang

Nội dung Các tiêu chí Tốt (%) Khá (%) TB (%)

PGD HT GV PGD HT GV PGD HT GV Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp 1.1 Phẩm chất chính trị (tư tưởng, quan điểm

lập trường) 98 100 100 2.0 1.2 Đạo đức nghề nghiệp 98 99 100 2.0 1.0 1.3 Lối sống 98 98 96 2.0 2.0 4.0 1.4 Tác phong làm việc 75 86.5 85.8 25 13.5 14.2 1.5 Giao tiếp, ứng xử 75 73.1 89.2 25 26.9 10.8 Năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm 2.1 75 70 73 25 30 26 2.2 Trình độ chuyên môn (trình độ chuẩn đào tạo; hiểu biết về các môn học, hiểu về lý luận, nghiệp vụ và quản lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giáo dục)

66,7 67,3 75 33,3 32,7 25

2.3 Nghiệp vụ sư phạm 66 66.3 72.8 33.3 32.7 29.2

2.4 Tự học và sáng tạo 56 42 2,0 42 40.4 42 30 25 15 2.5 Năng lực ngoại ngữ và ứng

dụng công nghệ thông tin 82 7.6 64 18 22 30 28.8 0,5

Năng lực quản lý nhà trường 3.1 Phân tích và dự báo 15.7 17.2 15.8 50 55.8 51.7 33.3 26.9 27.5 3.2 Tầm nhìn chiến lược 8.0 10.5 11.5 41.7 40.4 42.5 50 48.1 45.8 3.3 Thiết kế và định hướng triển khai 41.5 40.4 42.1 41.7 42.3 40.8 17 17.3 16.7 3.4 Quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới 14.7 15.4 15.8 41.7 40.4 40.8 41.7 44.2 43.3 3.5 Lập kế hoạch hoạt động 41.7 42.3 42.5 42 40.4 40.8 16.7 17.3 16.7 3.6 Tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ 58.3 59.6 59.2 33 32.7 32.5 8 7.7 8.3 3.7 Quản lý hoạt động dạy học 78 76.2 76.7 25 23.1 23.3

3.8 Quản lý tài chính và tài sản

nhà trường 67.5 9.6 9.2 25 23.1 23.3 67 67.3 67.5 3.9 Phát triển môi trường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

3.10 Quản lý hành chính 16.7 17.3 17.5 83.3 82.7 82.5 3.11 Quản lý công tác thi đua, khen thưởng 83 83.7 82.5 19 17.3 17.5

3.12 Xây dựng hệ thống thông tin 25 26.9 26.7 25 26.9 22.5 50 46.2 50.8 3.13 Kiểm tra đánh giá 50 54 36,8 41.7 44.2 45.8 33.3 30.8 28.3

Qua bảng 2.9 cho thấy các phẩm chất từ 1.1 đến 1.5 đạt khá trở lên, điều này chứng tỏ phần lớn CBQL các trường THCS thành phố Tuyên Quang có ý thức giác ngộ chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng, có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có ý thức vượt khó để vươn lên. Bên cạnh đó còn một số CBQL trường THCS trong thành phố còn hạn chế nhận thức về chính trị và đạo đức, tác phong, chưa xứng tầm của người đứng đầu cơ sở giáo dục, chưa sáng tạo, chưa nhạy bén trong quản lý, chưa đổi mới phương pháp làm việc.

Các tiêu chí đánh giá về năng lực chuyên môn từ 2.1 đến 2.4 đều được đánh giá đạt từ mức khá trở lên, nhưng vẫn còn các tiêu chí xếp loại khá ở mức cao từ 25 đến 42% (Tiêu chí về tự học và sáng tạo trên 56% xếp loại khá). Đặc biệt tiêu chí 2.5, năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin còn rất hạn chế, đặc biệt hầu như đội ngũ CBQL và giáo viên trường THCS không biết ngoại ngữ, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy còn nhiều bất cập, ý thức tự học, trao đổi với đồng nghiệp chưa cao, ngại đổi mới nên được đánh giá thấp nhất (trên 56% được đánh giá ở mức khá).

Các tiêu chí đánh giá về năng lực quản lý nhà trường từ 3.1 đến 3.13 cho thấy phần lớn CBQL các trường THCS trong thành phố có năng lực thực hiện đạt từ khá trở lên, song còn một số tiêu chí như phân tích và dự báo; tầm nhìn chiến lược; quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới; quản lý tài chính, tài sản của nhà trường; xây dựng hệ thống thông tin; kiểm tra đánh giá được đánh giá từ 50 đến gần 54% ở mức trung bình. Đặc biệt công tác quản lý tài chính và tài sản nhà trường được đánh giá mức trung bình với tỷ lệ % cao nhất (67,5%).

Từ kết quả trên, phòng GD&ĐT thành phố Tuyên Quang cần có kế hoạch tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

CBQL các trường THCS phù hợp với yêu cầu và trình độ của đội ngũ CBQL để nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ CBQL trường THCS trên địa bàn

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở thành phố Tuyên Quang (Trang 53 - 57)