Mức độ thực hiện các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quảnlý trường

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở thành phố Tuyên Quang (Trang 67 - 71)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1.Mức độ thực hiện các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quảnlý trường

trường THCS thành phố Tuyên Quang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

tâm đến công tác phát triển đội ngũ lãnh đạo, quản lý nói chung và đội ngũ CBQL nhà trường nói riêng. Đặc biệt là sau khi có chỉ thị 40-CT/TƯ ngày 15/6/2004 của Ban bí thư, Quyết định số 127/2009/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2009 về việc ban hành chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút cán bộ khoa học, kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao và nghệ nhân về làm việc tại tỉnh Tuyên Quang.

Để thực hiện các nội dung trên, phòng GD&ĐT thành phố đã tham mưu cho Thành ủy, UBND thành phố tổ chức học tập, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL hàng năm, chủ yếu là bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và kiến thức, kỹ năng quản lý giáo dục, quản lý hành chính nhà nước, quản lý tài chính.

Tiếp tục sàng lọc đội ngũ CBQL ở các trường, các cấp học trên địa bàn thành phố, phát hiện những yếu kém, bất cập, từ đó có chính sách đào tạo, bồi dưỡng hoặc bổ nhiệm lại và sử dụng đội ngũ này phù hợp với năng lực và trình độ của họ.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm đánh giá một cách khách quan năng lực của đội ngũ CBQL, đặc biệt là về phẩm chất đạo đức, lối sống để kịp thời phát hiện và loại khỏi ngành những CBQL có phẩm chất đạo đức yếu kém, thông qua đó xây dựng các chương trình, kế hoạch rèn luyện, bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức và lối sống cho đội ngũ này.

Trên cơ sở các chỉ thị và kế hoạch của các cấp, Thành ủy, UBND thành phố đã chỉ đạo phòng Nội vụ phối hợp với phòng GD&ĐT rà soát lại đội ngũ CBQL ở các trường học, nhằm kiểm tra, đánh giá số lượng, chất lượng đội ngũ CBQL các trường học, thông qua đó lập danh sách trình UBND thành phố xét duyệt đưa đi đào tạo, bồi dưỡng và lập danh sách cán bộ nguồn để đào tạo bồi dưỡng hàng năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Để đánh giá cụ thể, khách quan vấn để xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường THCS thành phố Tuyên Quang tác giả tiếp tục khảo sát 157 ý kiến của CBQL Phòng GD&ĐT, CBQL các trường và giáo viên các đánh giá về các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL của thành phố kết quả thu được như sau:

Bảng 2.13. Ý kiến của khách thể khảo sát về mức độ thực hiện các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS thành phố Tuyên Quang

TT Các biện pháp Tổng số phiếu Các mức độ Tốt % Trung bình % Chƣa tốt % 1

Có quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường THCS

157 23 14.6 34 21.6 100 63.6

2

Quan tâm tạo điều kiện thuận lợi bằng nhiều hình thức để đào tạo, bồi dưỡng CBQL đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao

157 12 7.6 31 19.7 144 91.7

3

Có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ kế cận, trẻ hóa đội ngũ CBQL trường THCS 157 17 10.8 46 29.2 94 59.8 4 Khuyến khích động viên bằng vật chất, tinh thần và chế độ đãi ngộ để CBQL công tác tốt và tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ QL

157 21 13.3 32 20.3 104 66.2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

làm CBQL, giao nhiệm vụ để thử thách rèn luyện

157 47 29.9 46 29.2 64 40.7

6

Tăng cường kiểm tra, đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ của CBQL trường THCS

157 65 41.4 74 47.1 18 11.4

7

Luân chuyển, điều động CBQL giữa các trường trong thành phố

157 54 34.3 68 43.3 35 22.2

Qua kết quả khảo sát cho thấy trong 03 năm qua biện pháp: “Tăng cường kiểm tra, đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ của CBQL trường THCS” được đánh giá có hiệu quả nhất với tổng số phiếu đánh giá thực hiện tốt là: 65/157 chiếm 41,4%; Tiếp theo là biện pháp: “Luân chuyển, điều động CBQL giữa các trường trong thành phố” với tổng số phiếu đánh giá thực hiện tốt là 54/157, chiếm 34,3%; Biện pháp: “Phát hiện GV có năng lực làm CBQL, giao nhiệm vụ để thử thách rèn luyện” với tổng số phiếu đánh giá thực hiện tốt là 47/157, chiếm 29,9%. Các biện pháp còn lại có tổng số phiếu đánh giá thấp như: Quan tâm tạo điều kiện thuận lợi bằng nhiều hình thức để đào tạo, bồi dưỡng CBQL đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; Có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ kế cận, trẻ hóa đội ngũ; Có quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường THCS; Khuyến khích động viên bằng vật chất, tinh thần và chế độ đãi ngộ để CBQL công tác tốt và tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ QL có số phiếu đánh giá thực hiện tốt thấp nhất.

Như vậy có thể nói trong giai đoạn 2009 - 2012 công tác quy hoạch, xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường THCS của thành phố không đồng bộ và còn nhiều bất cập, các biện pháp cơ bản đã không được triển khai thực hiện đó là công tác quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL, công tác động viên bằng nhiều hình thức chưa được quan tâm nhiều, chế độ đãi ngộ cho đội ngũ CBQL không có gì mới ngoài chế độ chính sách theo quy định, công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tác bồi dưỡng nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ không có kế hoạch, việc điều động, luân chuyển CBQL còn nhiều bất cập, tạo ra tư tưởng không yên tâm công tác, bám trường, bám lớp để thực hiện nhiệm vụ được giao.

2.4.2. Đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS thành phố Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở thành phố Tuyên Quang (Trang 67 - 71)