Công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS thành phố Tuyên

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở thành phố Tuyên Quang (Trang 59 - 118)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1.Công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS thành phố Tuyên

Quang giai đoạn 2009 - 2012

Từ năm 2009 đến nay Phòng giáo GD&ĐT thành phố Tuyên Quang xây dựng quy hoạch về CBQL trường học nói chung và trường THCS nói riêng chưa tốt. Mỗi khi thành Phòng GD&ĐT cần đề bạt, bổ nhiệm CBQL cho trường nào đó thì UBND thành phố giao cho phòng Nội vụ cùng với phòng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

GD&ĐT giới thiệu nhân sự và cùng bộ phận tổ chức của thành phố họp để bàn bạc, thống nhất chủ trương, phòng Nội vụ cùng phòng GD&ĐT đến trường cần bổ nhiệm CBQL, tổ chức cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm của cán bộ, giáo viên trong trường. UBND thành phố lấy kết quả tín nhiệm này để tham khảo và là căn cứ chủ yếu, xem xét trước khi bổ nhiệm, vì vậy đội ngũ CBQL không được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý trước khi đề bạt, bổ nhiệm nên rất bị động trong công tác quản lý nhân sự và giáo viên được bổ nhiệm cũng lúng túng. Việc quy hoạch đội ngũ CBQL của thành phố mới chỉ thực hiện được quy hoạch đối với cấp ủy từ xã, phường đến thành phố và các phòng ban chức năng, riêng đối với ngành giáo dục, việc quy hoạch CBQL các trường nói chung và CBQL của các trường THCS nói riêng chưa thực hiện được.

Để đánh giá về thực trạng xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THCS thành phố Tuyên Quang trong 3 năm học 2009 -2012, tác giả đã gửi phiếu trưng cầu ý kiến của 10 cán bộ và chuyên viên phòng GD&ĐT; 120 giáo viên của 13 trường THCS và 27 CBQL trường THCS trong thành phố, kết quả thu được cụ thể như sau:

Bảng 2.10. Ý kiến của khách thể nghiên cứu vềcông tác phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS thành phố Tuyên Quang giai đoạn 2009 - 2012

Mức độ đánh giá Đánh giá của GV Đánh giá của CBQL Đánh giá chung n=120 n=37 n=157

Số ý kiến % Số ý kiến % Số ý kiến %

Đã làm rất tốt 0 0 0 0 0 0

Đã làm tốt 17 14.2 5 13.5 22 14.0

Bình thường 69 57.5 12 32.4 81 51.5

Chưa tốt 34 28.3 20 54.0 54 34.3

Như vậy, nếu theo đánh giá chung thì không có ý kiến nào (0%) cho rằng giai đoạn 2009 - 2012 thành phố Tuyên Quang đã làm rất tốt công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS; có 22 ý kiến (chiếm 14.0%) cho rằng đã làm tốt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

công tác phát triển; có 81 ý kiến (chiếm 51.5%) cho rằng công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS ở mức độ bình thường và 54 ý kiến (chiếm 34.3%) cho rằng giai đoạn 2009 - 2012 thành phố Tuyên Quang làm công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS ở mức độ chưa tốt.

Qua việc đánh giá nêu trên chúng ta thấy việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường THCS thành phố Tuyên Quang còn nhiều hạn chế và chưa được chú trọng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến đội ngũ CBQL các trường học của thành phố nói chung và đội ngũ CBQL trường THCS nói riêng còn thiếu về số lượng, chất lượng còn hạn chế, cơ cấu chưa hợp lý về chuyên môn, độ tuổi, thâm niên quản lý...

2.3.1.1. Việc quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý

Trong những năm qua, việc quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các cấp học của ngành Giáo dục và Đào tạo đã được chú ý sau khi có Luật Giáo dục, công tác quy hoạch cán bộ đối với cấp học mầm non, tiểu học và cấp trung học cơ sở được chuyển giao về ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quản lý trực tiếp.

Ưu điểm:

- 100 % trường trung học cơ sở đều có quy hoạch cán bộ quản lý từ năm 2000 - 2005 và từ 2005- 2010, kế hoạch quy hoạch như vậy đã mang tính tương đối lâu dài.

- Cán bộ được quy hoạch phần lớn bảo đảm tiêu chuẩn, cơ cấu, đặc biệt là cơ cấu dân tộc, cơ cấu người địa phương.

- Công tác quy hoạch đã có tác dụng quan trọng trong việc lựa chọn bổ sung cán bộ quản lý và đào tạo bồi dưỡng cán bộ.

Chính sự quy hoạch này bước đầu đã chủ động hơn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, đã có tác dụng trong việc lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ quản lý giáo dục. Cán bộ được quy hoạch phần lớn đảm bảo đúng tiêu chuẩn, sau khi bổ nhiệm có khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên trong quy hoạch vẫn tồn tại một số hạn chế như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Hạn chế:

- Chưa có kế hoạch quy hoạch tổng thể của ngành Giáo dục và Đào tạo như một Đề án xây dựng, phát triển đội ngũ. Quy hoạch được thực hiện bó hẹp trong từng trường trung học cơ sở.

- Danh sách cán bộ đưa vào quy hoạch chưa được bổ sung, rà soát và điều chỉnh hàng năm. Cán bộ đạt tiêu chuẩn độ tuổi ở giai đoan trước, nhưng đến mấy năm sau thì đã qua tuổi trong quy hoạch.

- Quy hoạch chưa thật sự gắn với bổ nhiệm. Một số trường hợp quy hoạch là cán bộ kế cận nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau bổ nhiệm lại là đối tượng khác, làm giảm ý chí phấn đấu của cán bộ trong quy hoạch dự nguồn.

- Quy hoạch chưa gắn liền với đào tạo bồi dưỡng.

- Quy hoạch cán bộ chưa đồng thời với phân công, giao việc cho cán bộ để thử thách rèn luyện bồi dưỡng. Hiệu quả công việc được giao là thước đo quan trọng về tiêu chuẩn cán bộ trong quy hoạch (lãnh đạo trường có thể giao cán bộ trong quy hoạch làm thư ký hội đồng, tổ trưởng chuyên môn hoặc tham gia công tác đoàn thể: công đoàn, đoàn thanh niên, công tác đội...).

- Hầu hết các đơn vị chỉ lập danh sách cán bộ được quy hoạch, chưa xây dựng được đề án quy hoạch cán bộ trong đó quy định rõ mục đích, yêu cầu và các tiêu chuẩn về chức danh đối với từng vị trí cụ thể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.1.2. Việc lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ quản lý

Công tác lựa chọn bổ nhiệm cán bộ quản lý là công tác hết sức quan trọng nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL.

- Thực trạng:

+ Trong khoảng 5 năm gần đây, công tác lựa chọn bổ nhiệm cán bộ quản lý về cơ bản thực hiện theo quy trình đề ra, góp phần lựa chọn bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý vừa vững vàng về chuyên môn, vừa đảm bảo năng lực và phẩm chất quản lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

chuyển cán bộ quản lý chưa được chú trọng. Hiện nay có 04 cán bộ quản lý trường trung học cơ sở giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ tại 1 đơn vị nhưng chưa luân chuyển được. Số cán bộ quản lý này nhiều người đã trở nên trì trệ, không đáp ứng được yêu cầu năng lực, phẩm chất nhưng chưa được thay thế. Bản thân cán bộ quản lý ở tại một trường học quá 2 nhiệm kỳ cũng đã tỏ ra không muốn ở lại đơn vị cũ.

+ Đội ngũ độ tuổi bình quân của cán bộ quản lý trường THCS còn cao. Số cán bộ quản lý độ tuổi từ 50- 59 là 7 người, tỷ lệ 25,9 %, độ tuổi từ 45 - 50 là 7 người, tỷ lệ 25,9%. Hạn chế độ tuổi trong điều kiện miền núi khó khăn về đào tạo, bồi dưỡng dẫn tới trì trệ, ỷ lại trong cán bộ quản lý càng cao.

+ Các trường thuộc địa bàn xã xa trung tâm thành phố còn tương đối khó khăn do mặt bằng trình độ chuyên môn, lý luận chính trị đội ngũ giáo viên còn thấp nên đã bổ nhiệm cả cán bộ quản lý thấp hơn so với tiêu chuẩn quy định.

+ Chưa mạnh dạn bổ nhiệm CBQL trẻ có năng lực, có triển vọng phát triển, các trường THCS thành phố Tuyên Quang không có CBQL dưới 30 tuổi.

+ Quy trình bổ nhiệm cán bộ quản lý trường trung học cơ sở hiện nay

theo phân cấp vẫn còn nhiều khâu rườm rà, gây kéo dài thời gian bổ nhiệm cán bộ quản lý trường trung học cơ sở được phản ánh qua bảng dưới đây:

Bảng 2.11. Quy trình bổ nhiệm cán bộ quản lý trƣờng trung học cơ sở Quy

trình bổ nhiệm

Nôị dung công việc Cấp thực hiện

ý kiến về mức độ cần

thiết

Bước 1 - Công bố nhu cầu về số lượng cán bộ quản lý cần bổ nhiệm.

- Công bố tiêu chuẩn cán bộ quản lý trường

Hiệu trưởng trường Cần thiết

Bước 2 Họp hội đồng giáo viên

- Công bố quy hoạch cán bộ quản lý của trường - Tiêu chuẩn cán bộ quản lý

- Lấy phiếu tín nhiệm quản lý theo mẫu phiếu

Lãnh đạo phòng (phòng Tổ chức cán

bộ phòng GD)

Rất cần thiết

Bước 3 - Họp lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo - Xem xét kết quả tín nghiệm

- Thống nhất ý kiến nhận xét đánh giá cán bộ

Lãnh đạo phòng Giáo dục và đào tạo

Rất cần thiết

Bước 4 Văn bản trao đổi với Thành ủy ủy đối với cán bộ đề nghị bổ nhiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trưởng phòng GD &ĐT

Cần thiết

Bước 5 - Phối hợp với phòng Nội vụ để xem xét bổ nhiệm cán bộ quản lý và các hồ sơ cần thiết khi đề nghị bổ nhiệm. Lãnh đạo phòng GD&ĐT, lãnh đạo phòng Nội vụ Cần thiết với Hiệu trưởng Không cần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

- Trình ủy ban nhân dân thành phố xem xét để bổ nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng.

thiết với Phó Hiệu trưởng

Bước 6 - Uỷ ban nhân dân thành phố ra quyết định bổ nhiệm phó Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng - Ra quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ra

quyết định

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Tuyên Quang năm 2012

- Ưu điểm và hạn chế của quy trình bổ nhiệm cán bộ quản lý trường trung học cơ sở:

+ Có sự giới thiệu và đánh giá trực tiếp của phiếu tín nhiệm của cơ sở nơi cán bộ công tác nên kết quả thường sát thực. Trong quá trình thực hiện công trình này chúng tôi thấy ý kiến của cán bộ, giáo viên chính xác tới 90% đây là kênh thông tin quan trọng để các cấp quản lý tham khảo chọn cán bộ quản lý.

+ Các bước quy trình trên là cần thiết, thể hiện sự thận trọng trong công tác cán bộ.

Tuy nhiên để giảm bớt độ phức tạp của quy trình thì ủy ban nhân dân thành phố cần phân cấp mạnh hơn quyền hạn, trách nhiệm của phòng Giáo dục và Đào tạo.

2.3.1.3. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý

- Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở thành phố Tuyên Quang:

Về chính sách đối với người đi đào tạo, bồi dưỡng:

Tháng 6/2010 Tỉnh uỷ có Nghị quyết trợ cấp đi đào tạo thạc sỹ hỗ trợ 30 tháng lương/người, đào tạo trình độ Tiến sỹ hỗ trợ 45 tháng lương/người. Chính sách này tạo điều kiện giảm bớt khó khăn cho cán bộ đi học. Tuy vậy, hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung học còn nhiều.

+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường trung học chưa được quan tâm đúng mức. Cụ thể là:

* Số cán bộ quản lý được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý không nhiều (25,9 %), nhưng chưa được bồi dưỡng cập nhật và bồi dưỡng lại, bổ sung kiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

thức mới về QLGD.

* Còn 74 % cán bộ quản lý chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý. * Chưa chú ý mở lớp bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ cho cán bộ quản lý. * Bản thân cán bộ quản lý ngại học tập đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Ý thức tự học, tự bồi dưỡng còn yếu.

- Nguyên nhân:

Về phía Nhà nước (nhà trường)

+ Cơ chế khoán kinh phí chi cho các trường chỉ đảm bảo chi lương, chi nghiệp vụ chỉ đủ mua sắm nhỏ, công tác phí..., thiếu kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên (90 % cán bộ quản lý có ý kiến như vậy).

+ Cơ chế đánh giá, bổ nhiệm chưa thực sự gắn chặt với trình độ đào tạo của cán bộ, giáo viên, chế độ đãi ngộ chưa thực sự là nguồn động viên, khuyến khích cán bộ đi học. Do đó họ không có nhu cầu đi học để nâng cao trình độ, vì liên quan đến vấn đề tài chính và kinh tế của gia đình họ.

Về phía cá nhân:

+ 60% cán bộ quản lý được hỏi đã trả lời: Không có khả năng tài chính đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

+ 25% cán bộ quản lý trả lời: Ngại đào tạo, bồi dưỡng do tuổi tác và sức khoẻ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ 15% cán bộ quản lý trả lời: Do không có nhu cầu học tập bồi dưỡng.

Bảng 2.12. Thống kê số lƣợng đội ngũ CBQL các trƣờng THCS thành phố Tuyên Quang đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng trong 03 năm học

Năm học

Tổng số CBQL

Trình độ đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng

Chuyên ngành đào tạo, bồi dƣỡng Chuẩn hóa CĐ Đại học Sau đại học Chuyên môn Quản lý CC Chính trị 2009 - 2010 27 27 1 0 1 2 0 2010 - 2011 27 27 2 0 2 3 1 2011 - 2012 27 27 2 0 2 2 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Tổng 5 0 5 7 3

Qua số liệu thống kê bảng 2.12 cho thấy: Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL các trường trên địa bàn thành phố Tuyên Quang chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng cũng như về chất lượng. Nếu tính số CBQL được đào tạo, bồi dưỡng về nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ quản lý chỉ chiếm 44,4%, không có cán bộ nào học sau đại học. Việc đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, nghiệp vụ quản lý còn rất ít, trong khi đó yêu cầu của công tác QLGD đang đòi hỏi phải có chất lượng và toàn diện, nhất là nghiệp vụ về quản lý và trình độ về lý luận chính trị, trong khi đó số lượng được bồi dưỡng về quản lý quá ít 07 người, chiếm 25.9%.

Đồng thời qua nghiên cứu, khảo sát, trao đổi, đánh giá thực tế công việc của đội ngũ CBQL đã qua đào tạo, bồi dưỡng công tác quản lý và qua tìm hiểu về nội dung chương trình đào tạo bồi dưỡng CBQL trong các dịp hè hàng năm còn nặng về lý luận quản lý nhà trường, nhẹ về nghiệp vụ quản lý, các kỹ năng quản lý, phương pháp xây dựng kế hoạch, hình thức tổ chức lớp học, phương pháp giảng dạy còn chung chung... từ đó dẫn đến chất lượng các lớp bồi dưỡng chưa cao nên việc thực hiện nhiệm vụ quản lý ở các trường THCS của hiệu trưởng còn nhiều hạn chế.

Nói chung công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ CBQL giáo dục của thành phố Tuyên Quang trong những năm qua đã có sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính và các ban ngành của thành phố. Nhưng để đáp ứng nhanh nhu cầu về quy mô cũng như cơ cấu và số lượng, chất lượng đội ngũ trong giai đoạn hiện nay thì cần phải có biện pháp đồng bộ, đặc biệt là đối với công tác phát triển đội ngũ CBQL.

2.3.1.4. Việc kiểm tra, đánh giá cán bộ quản lý

Kiểm tra, đánh giá là nội dung công tác quan trọng của cơ quan quản lý đối với các cán bộ quản lý, đồng thời hiện nay quy chế dân chủ ở cơ quan, trường học cũng tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên có cơ chế kiểm tra,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

đánh giá đối với cán bộ quản lý nhà trường.

- Trong những năm qua, công tác kiểm tra đánh giá cán bộ quản lý trường THCS như sau:

+ Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng GD&ĐT tiến hành thanh tra, kiểm tra định kỳ đối với trường trung học cơ sở về công tác quản lý của Hiệu trưởng (1- 2 năm/ lần).

+ Ngoài ra trong năm học có thể có kiểm tra theo chuyên đề hoặc đột xuất. + Tuy nhiên kết quả cho thấy 5 năm qua không có cán bộ quản lý nào ở trường cán bộ quản lý được xếp vào loại tốt qua thanh tra. Tỷ lệ cán bộ quản lý xếp vào loại khá đạt khoảng 1/3 đội ngũ cán bộ quản lý, còn lại là trung bình

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở thành phố Tuyên Quang (Trang 59 - 118)