Đội ngũ cán bộ quảnlý trường THCS

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở thành phố Tuyên Quang (Trang 29 - 118)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.4.1. Đội ngũ cán bộ quảnlý trường THCS

1.4.1.1. Khái niệm đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS * Khái niệm đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục

Có nhiều quan niệm và cách hiểu khác nhau về đội ngũ, theo Từ điển Tiếng việt xuất bản năm 2004, đội ngũ là tập hợp một số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp, thành một lực lượng, ví dụ như: Đội ngũ nhà giáo, đội ngũ thanh niên...

Theo yêu cầu của sự phát triển xã hội thì “Quản lý là một nghề”. Những người đảm nhiệm công tác: quản lý giáo dục được tập hợp thành “ đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục” [26, tr.4]

* Đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS

Đội ngũ cán bộ trường THCS gồm: Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng. Trong Luật giáo dục, tại Điều 54 quy định: “1. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận; 2. Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý trường học” [27,tr.46].

- Theo Điều lệ trường trung học: “1. Trường trung học có một hiệu trưởng và từ 1 đến 3 phó hiệu trưởng theo nhiệm kỳ 5 năm. Thời gian đảm nhiệm những chức vụ này là không quá hai nhiệm kỳ ở một trường trung học; 2. Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng phải là giáo viên đạt trình độ chuẩn quy định, đã dạy ít nhất 5 năm ở cấp trung học hoặc ở cấp học cao hơn. Có phẩn chất chính trị và đạo đức tốt; có trình độ chuyên môn vững vàng; có năng lực quản lý được bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ quản lý giáo dục, có sức khoẻ, được tập thể giáo viên, nhân viên tín nhiệm” . Đội ngũ cán bộ quản lý trường học có vị trí quyết định sự thành bại của quá trình giáo dục, đào tạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục là quan điểm xuyên suốt của Đảng ta, khẳng định vai trò quyết định của đội ngũ nhà giáo trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và tầm quan trọng của đội ngũ CBQL trong việc điều hành một hệ thống giáo dục ngày càng mở rộng và phát triển.

Đào tạo bồi dưỡng CBQL giáo dục là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách trong quá trình đổi mới giáo dục hiện nay. Trong Đề án “Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục giai đoạn 2001-2010” [10] có nêu: “Xây dựng quy hoạch mạng lưới, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ các cơ

sở đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL giáo dục. Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục theo hướng chuyên nghiệp hoá đội ngũ CBQL giáo dục các cấp, rà soát, bố trí, sắp xếp đội ngũ CBQL giáo dục các cấp phù hợp với yêu cầu cơ chế đổi mới QLGD, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ CBQL giáo dục…” 1.4.1.2. Vị trí, nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn của Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng trường THCS

Điều 16 Luật giáo dục quy định: CBQL giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý điều hành các hoạt động giáo dục. Vì vậy CBQL phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm của cá nhân đối với sự nghiệp giáo dục quốc dân.

* Nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn của Hiệu trưởng

Về mặt pháp lý, Hiệu trưởng là người được Nhà nước bổ nhiệm, có trách nhiệm và thẩm quyền cao nhất về hành chính và chuyên môn trong nhà trường; chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về tổ chức chỉ đạo, điều hành toàn bộ các hoạt động của nhà trường để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu giáo dục đặt ra.

Điều 17 của Điều lệ trường trung học (Ban hành theo Quyết định số 22/ 2000/QĐ- BGD& ĐT ngày 11/7/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã ghi: Hiệu trưởng trường có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

1. Tổ chức bộ máy nhà trường.

2. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học.

3. Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh; quản lý chuyên môn, phân công công tác; kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên.

4. Quản lý và tổ chức giáo dục học sinh.

5. Quản lý hành chính, tài chính, tài sản nhà trường.

6. Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.

7. Được theo học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ hiện hành.

Theo Đặng Quốc Bảo: "Hiệu trưởng Nhà trường và giáo viên- phương pháp viên là một trong bảy loại hình nguồn lực chất lượng cao của giáo dục. Thông thường, Hiệu trưởng được lựa chọn từ số giáo viên giỏi, chất lượng cao và có năng lực quản lý để bổ nhiệm".

Thống nhất với quan niệm trên theo Mạc Văn Trang: Quản lý một đơn vị (tổ chức), ít nhất phải bao gồm: Quản lý mục tiêu, quản lý các nguồn lực, quản lý các hoạt động, quản lý Marketing.

Các nguồn lực: Nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực. Trong các nguồn lực trên thì nguồn lực người (nhân lực) là quyết định nhất. Đây là một quan điểm đúng đắn, dựa trên cơ sở hoàn toàn mới; (coi con người là một nguồn nhân lực, một nguồn vốn cần được đầu tư hỗ trợ phát triển. Đây là một nguồn lực đặc biệt, có thể sinh lợi lớn và cũng có thể gây hại tuỳ thuộc vào việc đầu tư phát triển quản lý).

Như vậy có thể hiểu: người cán bộ quản lý nhà trường là một nguồn lực mang tính đặc biệt, góp phần tạo nên nguồn lực đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Mặt khác, trong quyền hạn và nhiệm vụ quản lý trường học người hiệu trưởng rất cần coi trọng nhiệm vụ 3 và 4 của quản lý nhà trường vì đó là nguồn lực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

của trường để đạt đến mục tiêu giáo dục.

- Hiệu trưởng thực hiện quyền thủ trưởng của mình đối với việc quản lý của mình qua các chức năng quản lý.

Kế hoạch hoá tổ chức lãnh đạo (chỉ đạo), kiểm tra.

Người Hiệu trưởng thực hiện những chức năng này trong từng nhiệm vụ quản lý, hoặc tất yếu các chức năng này bao trùm lên các nhiệm vụ quản lý của Hiệu trưởng làm nên chất lượng và hiệu quả quản lý nhà trường.

Quản lý nhà trường có nhiệm vụ làm cho các thành tố trên vận hành liên kết chặt chẽ với nhau nhằm đưa hoạt động quản lý đạt chất lượng, mục đích và hiệu quả mong muốn. Người cán bộ quản lý giáo dục phải có phương pháp tổ chức, quản lý, điều hành cơ sở giáo dục một cách hợp lý; có nội dung chỉ đạo cụ thể, phù hợp, tác động vào từng yếu tố và tạo ra kết quả tổng hợp của những tác động đó. Yếu tố con người (thầy, trò) phải được nhận thức là những thành tố quyết định nhất đến kết quả giáo dục.

Công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục về số lượng, chất lượng và cơ cấu là tác động đến nguồn lực con người, lực lượng trực tiếp vận hành (quản lý). Hệ thống các thành tố trên sao cho đạt kết quả giáo dục mong muốn.

* Nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn của phó Hiệu trưởng

- Thực hiện và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về nhiệm vụ được hiệu Trưởng phân công.

- Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao.

- Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền.

- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

HIỆU TRƯỞNG P.HIỆU TRƯỞNG Tổ CM 1 P.HIỆU TRƯỞNG Tổ CM 2 Tổ HC Bộ phận khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Sơ đồ 1.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy trường THCS 1.4.2. Công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS

1.4.2.1. Yêu cầu về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS

Giáo dục phải đi trước thời đại, đón đầu sự phát triển của xã hội, luôn đáp ứng nhu cầu của thời đại và dự báo về tương lai. Tác giả Phạm Minh Hạc đã khẳng định:

“Nói về giáo dục là nói tới triển vọng, viễn cảnh, nếu làm giáo dục mà chỉ nghĩ tới trước mắt, không nghĩ tới phạm trù tương lai, chắc chắn là không có thành công hay ít nhất là không có thành tựu thật.” [23, tr.5]

Sự nghiệp GD&ĐT có đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội hay không?, một phần rất quan trọng là các cơ sở giáo dục phải hoàn thành được mục tiêu cấp học, để thực hiện được điều đó thì vai trò của người CBQL, đặc biệt là người hiệu trưởng phải là người có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng để phát triển giáo dục là phát triển nguồn nhân lực, trong đó yếu tố CBQL nói chung, CBQL trường THCS nói riêng là quan trọng và rất cần thiết, đặc biệt vai trò của người hiệu trưởng có ảnh hưởng to lớn mang tính chất quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Vì vậy, để có những chủ trương, chính sách, biện pháp tuyển chọn đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ CBQL trường THCS học nói riêng thì cần phải nghiên cứu, xem xét những vấn đề cơ bản nhất về nhân cách con người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu quan điểm rất cụ thể nói về nhân cách của người cán bộ, bao gồm: “Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm” mà cốt lõi của nhân cách là “Tài” và “Đức”. Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Sự hài hòa giữa đức và tài chính là đặc điểm có ý nghĩa xã hội, là gốc giá trị xã hội của con người, và người cũng đã nêu 4 phẩm chất đạo đức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

của người lãnh đạo là: “Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư”. Trong 4 phẩm chất

đó “cần” có nghĩa là siêng năng trong lao động trong công việc được phân công, biết khuyến khích người khác làm tốt công việc. “Kiệm” là không lãng phí thời gian của cải của mình và của nhân dân, “Chính” là việc đúng dù nhỏ cũng phải làm, việc sai dù nhỏ cũng phải tránh; “Liêm” là không tham ô, luôn luôn giữ gìn của cải của công và của nhân dân. [19].

Vậy phẩm chất nhân cách là những cấu trúc tâm lý tiềm ẩn mang chức năng định hướng, chỉ đạo hoạt động của con người trong các mối quan hệ nhất định. Phẩm chất nhân cách được hình thành, phát triển và hoàn thiện, bộc lộ đầy đủ nhất thông qua hoạt động của con người. Từ quan điểm của Hồ Chủ Tịch ta có thể thấy rằng nhân cách của người CBQL giáo dục bao gồm 2 mặt: “phẩm chất và năng lực”, hai mặt này được biểu hiện ở năng lực quản lý trường học thông qua các chuẩn mực như: Sự thông hiểu quá trình đào tạo và việc điều khiển nó trong phạm vi trường học, năng lực tổ chức tập thể, điều hành công việc, hoạt động của nhà trường, năng lực ứng xử các tình huống sư phạm, trong đó năng lực tổ chức thực hiện là một tính cách điển hình của nhà quản lý giáo dục. Bên cạnh năng lực, hiệu trưởng còn phải có phẩm chất về chính trị, tư tưởng, đạo đức và những phẩm chất khác như thái độ đối với tập thể sư phạm và học sinh, phụ huynh và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Xác định về phẩm chất, năng lực của người CBQL trường học, các tài liệu bàn về “Mô hình nhân cách người hiệu trưởng Việt Nam” nhân cách người hiệu trưởng bao gồm hệ thống phẩm chất:

- Giác ngộ về chính trị, nhiệt tình cách mạng, có trình độ lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Tận tụy trong công tác và sinh hoạt. - Có sức khỏe tốt.

- Kiên trì giáo dục toàn diện.

- Là nhà giáo dục tốt, là người gương mẫu nhất trong tập thể sư phạm. - Hiểu rõ hoàn cảnh cấp dưới, hòa mình với tập thể, tôn trọng mọi người,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

đối xử công bằng, hợp tình, hợp lý.

- Hiểu đời sống nhân dân ở địa phương, cảm thông với khó khăn của học sinh trong từng thời kỳ, luôn nghiên cứu giảng dạy, giáo dục phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của địa phương.

- Trung thực báo cáo với cấp trên.

Hệ thống năng lực của người CBQL trường học cũng được xác định bao gồm:

- Có trình độ văn hóa và chuyên môn tốt (từ khá trở lên)

- Nắm vững chương trình và phương pháp giảng dạy, có kinh nghiệm tự học, tự bồi dưỡng vươn lên.

- Đã kinh qua công tác chủ nhiệm lớp, có năng lực chỉ đạo công tác chủ nhiệm.

- Có năng lực phân tích các hoạt động giáo dục.

- Có năng lực tổng kết kinh nghiệm và nghiên cứu kế hoạch giáo dục, có kinh nghiệm làm công tác quản lý hành chính.

- Có năng lực làm khoa học, đưa nhà trường vào hoạt động có nề nếp. Phẩm chất này của người CBQL trường học chỉ có thể bộc lộ rõ nhất, nổi bật nhất trong lao động quản lý nhà trường trong từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.

Như vậy, từ việc xác định các phẩm chất, năng lực của người CBQL trường học giúp cho chúng ta nhận thấy rằng, nhân cách người CBQL là tổng hợp những phẩm chất nhân cách của người đứng đầu nhà trường, đơn vị cơ sở trực tiếp làm nhiệm vụ giáo dục - đào tạo với tư cách là một nhà giáo dục đồng thời là một nhà quản lý. Đây chính là cơ sở lý luận để điều tra làm rõ thực trạng và đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.

Chất lượng đội ngũ CBQL trường học:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

“Chất lượng là phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính của bản chất sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của nó đối với các sự vật khác. Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật. Chất lượng biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính. Nó liên kết các thuộc tính của sự vật làm một, gắn bó với một sự vật như một tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và không tách khỏi sự vật. Sự vật trong khi vẫn còn là bản thân của nó thì không thể mất đi chất lượng của nó, sự thay đổi chất lượng kéo theo sự thay đổi sự vật về căn bản, chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với tính quy định về số lượng của nó và không thể tồn tại ngoài tính quy định ấy. Mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của số lượng và chất lượng.

Chất lượng là cái tạo nên giá trị của một người, một sự vật, một sự việc. Đó là tổng thể những thuộc tính cơ bản khẳng định sự tồn tại của một sự vật và phân biệt nó với các sự vật khác, còn đối với giáo dục, chất lượng là trình độ khả năng thực hiện mục tiêu giáo dục, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người học và sự phát triển toàn diện của xã hội.

Xuất phát từ các quan điểm trên, chất lượng đội ngũ CBQL trường học được thể hiện ở những quan điểm sau:

Một là: Phẩm chất chính trị của các thành viên trong đội ngũ.

Hai là: Trình độ chuyên môn sư phạm của các thành viên trong đội ngũ. Ba là: Số lượng đội ngũ CBQL.

Bốn là: Cơ cấu đội ngũ CBQL.

Năm là: Trình độ tác nghiệp, phối hợp của các thành viên trong đội ngũ. Như vậy đội ngũ CBQL được đánh giá là đảm bảo chất lượng khi: Đủ số

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở thành phố Tuyên Quang (Trang 29 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)