7. Phương pháp nghiên cứu
3.3.2. Xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quảnlý các
các trường THCS thành phố Tuyên Quang
3.3.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Thực hiện công tác quy hoạch đội ngũ CBQL các trường THCS là một trong những biện pháp quan trọng để thực hiện sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Cần phải lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL, vì đây là quy trình hết sức quan trọng trong công tác kế hoạch hóa đội ngũ CBQL, làm tốt công tác này thì việc sắp xếp, bố trí, bổ nhiệm, miễn nhiệm... CBQL mới chủ động và đạt hiệu quả cao.
Hàng năm rà soát và lập kế hoạch, quy hoạch định biên định kỳ trình cấp trên xem xét và phê duyệt chỉ tiêu đội ngũ CBQL. Qua việc rà soát nắm bắt nhu cầu thực tế của từng đơn vị để kịp thời bổ sung nhân lực đảm bảo tiến độ và chất lượng trong hoạt động quản lý.
Quy hoạch phải thật sự dân chủ, công khai nhằm chuẩn bị để có một đội ngũ CBQL trường THCS đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng, phù hợp với môi trường công việc, đảm bảo tốt về cơ cấu độ tuổi và cơ cấu về giới trong một khoảng thời gian dài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Về số lượng hiện có 13 trường THCS trong toàn huyện.
Về chất lượng: Phấn đấu đến 2015 đạt chỉ tiêu trên 37% CBQL giáo dục có trình độ cử nhân quản lý giáo dục và ngày càng chuyên môn hóa về nghiệp vụ công tác, có lập trường tư tưởng vững vàng.
Quy hoạch tốt đội ngũ tạo nguồn hiệu trưởng cho trường THCS sẽ tạo được sự ổn định và chủ động trong việc bổ nhiệm thay thế hiệu trưởng nhà trường. Đồng thời có kế hoạch để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ.
Quy hoạch phải vừa “mở” vừa “động” tức là phải tiến hành thật sự dân chủ, công khai, không khép kín trong phạm vi nhà trường mà phải kết hợp với cơ quan quản lý cấp trên, đồng thời mở rộng phạm vi ngành, địa phương. Quy hoạch “động” là quy hoạch một chức danh cho nhiều người và một người cho nhiều chức danh.
Xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL các trường THCS đáp ứng được yêu cầu phát triển sự nghiệp GD&ĐT của thành phố, trên cơ sở đảm bảo về số lượng, chất lượng, cơ cấu của đội ngũ, không ngừng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận, dự nguồn đảm bảo việc chuyển tiếp liên tục và vững vàng của các thế hệ cán bộ, phải có kế hoạch làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ CBQL trường THCS, mỗi chức danh lãnh đạo phải đào tạo người kế cận để bồi dưỡng, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.
3.3.2.2. Cách thức thực hiện của biện pháp
Trước hết phải đổi mới nhận thức, quan điểm, quy trình thực hiện quy hoạch CBQL.
Về nhận thức: Cần khẳng định phải quy hoạch cán bộ, đưa công tác quy hoạch cán bộ trở thành nhiệm vụ thường xuyên của các cấp ủy Đảng vì việc lựa chọn cán bộ đưa vào diện quy hoạch là khâu rất quan trọng trong quy hoạch cán bộ, phát hiện mặt mạnh, mặt yếu của từng cán bộ phải có sự phối hợp đồng bộ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa cấp ủy Đảng với Ban giám hiệu và các đoàn thể trong nhà trường. Kịp thời bố trí, sử dụng cán bộ trong diện quy hoạch khi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
họ đang có xu hướng phát triển.
Căn cứ vào yêu cầu, chức trách của từng vị trí, chức danh mà lựa chọn các giáo viên nguồn sao cho phù hợp, đủ tiêu chuẩn. Việc lựa chọn giáo viên đưa vào diện quy hoạch phải được tiến hành kỹ lưỡng, dân chủ trong nội bộ cấp ủy. Ở mức độ và phạm vi nhất định có thể dựa vào sự giới thiệu của cán bộ, đảng viên.
Với mục tiêu là lựa chọn được những giáo viên thực sự có đức, có tài, có khả năng quản lý, lãnh đạo để đưa vào nguồn kế cận, dự bị, từng bước giao nhiệm vụ từ công tác ở tổ chuyên môn, đoàn thanh niên, thư ký hội đồng,... có kế hoạch đưa đi bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý , bồi dưỡng nâng cao về trình độ lý luận chính trị.
Thông qua đào tạo, bồi dưỡng và hoạt động thực tiễn, luân chuyển để nhận xét, đánh giá, phát hiện và từ đó bổ sung cho quy hoạch. Cần khắc phục tư tưởng ngại khó hoặc hình thức trong quy hoạch, phải đảm bảo quy hoạch sát với thực tế của nhà trường để có tính khả thi cao.
Quy trình được tiến hành chặt chẽ, đảm bảo tính dân chủ và công khai trong tập thể cấp ủy, lãnh đạo nhà trường, hội đồng sư phạm...
Bước 1: Khảo sát đánh giá thực trạng đội ngũ
Bước 2: Lập quy hoạch, thường xuyên theo dõi, nhận xét, đánh giá để điều chính quy hoạch cho phù hợp.
Bước 3: Gắn kết quy hoạch với công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Bước 4: Dân chủ công khai và tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên tham gia giới thiệu và giám sát, ngăn ngừa những tiêu cực trong công tác cán bộ.
Cụ thể hóa chức danh quy hoạch làm căn cứ xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ.
Thực hiện dân chủ, công khai trong đánh giá, lựa chọn bổ sung điều chỉnh quy hoạch. Giao việc cho lực lượng được quy hoạch một cách rõ ràng và có kiểm tra, đánh giá. Có kế hoạch bổ sung và bồi dưỡng cho đội ngũ kế cận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
những phẩm chất, tiêu chí cần có của hiệu trưởng.
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ theo quy hoạch tạo nguồn hiệu trưởng, lấy chất lượng và hiệu quả làm mục tiêu đào tạo.
Công tác quy hoạch phải gắn chặt với công tác đào tạo, bồi dưỡng. Trang bị những kiến thức về thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, bồi dưỡng chương trình trung cấp lý luận chính trị và cao cấp lý luận chính trị. Bổ sung kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục. Tạo điều kiện cho các đối tượng được quy hoạch tham gia các lớp bồi dưỡng tập huấn theo chuyên đề nhằm cập nhật chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Xây dựng quy chế và kiên trì thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch.
Đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, coi đây là một nhiệm vụ trung tâm của đơn vị. Trưởng phòng GD&ĐT đương nhiệm, bí thư chi bộ phải chịu trách nhiệm về quy hoạch các chức danh CBQL của trường THCS và phải thật sự dân chủ, sâu sát công tâm trong công tác quy hoạch.
Xây dựng được đội ngũ lãnh đạo mạnh, tạo được uy tín cao của người lãnh đạo, cán bộ chủ chốt.
Trên cơ sở thực hiện tốt quy chế hoạt động, quy chế phối hợp, thực hiện nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, phát huy quyền chủ động, sáng tạo, dân chủ, trung thực, tương trợ, tạo điều kiện cho cả đội ngũ làm việc có hiệu quả hơn.
Có chủ trương, giải quyết kịp thời, chủ động ngăn chặn, giải quyết triệt để những nguyên nhân phát sinh tiêu cực trong đội ngũ CBQL giáo dục và công tác cán bộ. Kiên quyết thay thế những cán bộ sa sút về phẩm chất chính trị, lối sống, yếu kém về năng lực, gây mất đoàn kết nội bộ, thiếu uy tín trong Đảng, trong chính quyền và đoàn thể.
Việc quy hoạch cán bộ phải trên cơ sở yêu cầu của công tác quy hoạch cán bộ, có cách thức, quy trình, biện pháp hợp lý, trước hết phải có căn cứ khoa học xuất phát từ nhiệm vụ chính trị của giáo dục THCS để xác định nhu cầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
cán bộ, nhu cầu biên chế CBQL nói chung và nhu cầu đội ngũ CBQL trường THCS nói riêng trong giai đoạn 2011 - 2015, nhu cầu quy hoạch cán bộ gồm: Nhu cầu tổng thể của huyện đối với ngành giáo dục, nhu cầu cụ thể của từng trường học, nhu cầu để thay thế, nhu cầu để bổ sung, nhu cầu để đáp ứng cho sự phát triển, do đó phải có phương pháp đúng đắn, hợp lý.
3.3.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Khi xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL, những người làm công tác này phải thực sự có tầm nhìn và có sự lựa chọn đúng đắn, đúng mục đích, đúng quy trình, công bằng và công tâm. Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ kế cận là một trong những biện pháp đưa nhà trường phát triển, theo lời Bác Hồ Dạy: “Cất
nhắc cán bộ, phải vì công tác, tài năng, vì cổ động cho đồng chí khác thêm hăng hái. Như thế, công việc nhất định chạy. Nếu vì lòng yêu ghét, vì thân thích, vì nể nang, nhất định không ai phục, mà gây thêm mối lôi thôi trong Đảng. Như thế là có tội với Đảng, có tội với đồng bào”.
Từng chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phải chuẩn bị từ 3 đến 4 người dự bị để họ có điều kiện để thi đua học tập, phấn đấu vươn lên, để có điều kiện lựa chọn được người tốt. Đảm bảo cán bộ trong diện quy hoạch được đào tạo theo yêu cầu tiêu chuẩn để không bị động, không bị hẫng hụt trong trường hợp cần bố trí ngay.
Công tác quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng CBQL phải xuất phát từ yêu cầu thực tế, nhiệm vụ trọng tâm, mục tiêu cụ thể của nhà trường, vì thế công tác quy hoạch CBQL phải đi trước một bước, phải dự báo chiều hướng phát triển của tình hình, đón trước để chuẩn bị đội ngũ cán bộ chủ chốt được chủ động, kịp thời và có hiệu quả.
Chủ động xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận vững vàng, đủ bản lĩnh về các mặt trên cơ sở quy chế tuyển chọn cán bộ, thu hút nhân tài. Có kế hoạch cụ thể phát hiện tạo nguồn cán bộ dự bị đủ tiêu chuẩn đào tạo cơ bản, đã rèn luyện qua thử thách thực tế, đảm bảo tính kế thừa liên tục và phát triển với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
tuổi đời dưới 30.
Khi đã lựa chọn được cán bộ đưa vào diện quy hoạch thì vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, kiểm tra, quản lý cán bộ là khâu quyết định. Công tác quy hoạch phải gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Phòng GD&ĐT, UBND thành phố cần theo dõi chặt chẽ đội ngũ kế cận và có phương án giới thiệu những người có năng lực ở các trường THCS quy hoạch làm CBQL, cần có kế hoạch chi tiết, bồi dưỡng kịp thời để đón đầu ngay khi cần thay thế.
Việc xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL các trường THCS phải xuất phát từ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, kế hoạch phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2015 của phòng GD&ĐT, từ nay đến 2015 mạng lưới các trường THCS đảm bảo ổn định.
Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ đưa vào diện quy hoạch, bám sát vào Chuẩn hiệu trưởng do Bộ GD&ĐT ban hành.
Lấy phiếu tín nhiệm của các trường THCS, giới thiệu những cá nhân có đủ điều kiện về phẩm chất và năng lực, đảm bảo quy hoạch theo hướng vừa động và vừa mở, có phương án dự phòng khi có sự thay đổi về nhân sự, hàng năm đều có bổ sung số cán bộ trong diệu quy hoạch đảm bảo ít nhất mỗi chức danh có từ 2 đến 3 người, mỗi người có thể quy hoạch váo nhiều chức danh khác nhau.
Xây dựng kế hoạch cử cán bộ diện quy hoạch đi đào tạo nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ, học tập kinh nghiệm...
Phân công nhiệm vụ theo tính chất và cường độ công việc để rèn luyện bản lĩnh, quan điểm, lập trường cũng như năng lực trong chuyên môn cũng như quản lý, từng bước sàng lọc đội ngũ cán bộ dự nguồn để nâng cao chất lượng đội ngũ khi được bổ nhiệm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
CBQL trường THCS:
Trong quá trình lập quy hoạch gặp phải không ít khó khăn, cản trở dẫn đến quy hoạch không thành công, nguyên nhân thường gặp là:
Các cấp quản lý không coi trọng công tác quy hoạch, kế hoạch, thiếu đầu tư vào việc lập quy hoạch, kế hoạch, dẫn đến bản quy hoạch sơ sài, không khách quan, không sát thực tiễn dẫn tới không hiệu quả, không khả thi.
Không kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch vì thế việc kiểm tra theo các chỉ tiêu kế hoạch không có kết quả như mong đợi, nhiều khi lập quy hoạch rồi nộp lên trên cho xong và không tiến hành các bước tiếp theo của quy hoạch, một thời gian sau khi cần thay thế một vị trí, khi đó mới bắt đầu tìm người trong danh sách đã quy hoạch nhưng thực ra từ khi có tên trong quy hoạch họ vẫn chỉ là giáo viên bình thường và giảng dạy bộ môn theo chuyên môn của mình, không được bồi dưỡng, không có cơ hội học tập về chuyên môn, chính trị và đặc biệt là nghiệp vụ quản lý và không được giao việc để thể hiện năng lực của mình, tình trạng này diễn ra ở một số nơi trình độ quản lý của hiệu trưởng chưa đạt yêu cầu và kết quả là đội ngũ CBQL bị hẫng hụt, không có người thay thế, khi được bổ nhiệm vào vị trí mới, năng lực của cán bộ còn hạn chế do không được đào tạo kế cận. Một thực tế hiện nay là đội ngũ CBQL được bổ nhiệm một thời gian dài mới được theo học lớp bồi dưỡng CBQL tại Học viện quản lý giáo dục hoặc lớp liên kết mở tại tỉnh, nhiều năm sau ổn định, một số CBQL có khả năng mới tham gia học các lớp đào tạo cao hơn về quản lý.
Chưa nắm vững việc lập quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL, chưa xác định hết các nội dung. Lập quy hoạch, kế hoạch là một quá trình lên phương án hành động cho tương lai nên phải phân tích tình hình, các mục tiêu, các hoạt động đào tạo, người thực hiện, thời gian, kinh phí và cả cách tổ chức thực hiện. Cần có sự nghiên cứu, tìm tòi để làm tốt việc lập quy hoạch, kế hoạch.
Chưa coi trọng việc xác đinh mục tiêu, xác định mục tiêu không rõ ràng, không có tính khả thi. Quá chú trọng việc dựa vào kinh nghiệm để lập quy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
hoạch, các con số không chính xác, chưa chú trọng tới đội ngũ giáo viên trẻ, đây là hạn chế của của các trường vùng khó khăn, để ổn định giáo viên lâu dài với phương châm địa phương hóa giáo viên, nhiều khi đội ngũ giáo viên trẻ có năng lực, có trình độ, có khả năng học hỏi và cập nhật nhanh, tâm huyết nhưng lại không vượt qua được những người đi trước, là những người thầy trước kia đã từng dạy mình.
Không có đầy đủ thông tin cho việc lập quy hoạch, kế hoạch, vì vậy quy hoạch, kế hoạch không có giá trị thực tiễn, không khả thi.
3.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích tự đào tạo nâng cao chất lượng cho cán bộ quản lý