f. Thu mẫu kết hợp (composit sampling)
4.1.6 Kích thước mẫu
Kích thước mẫu (n) phụ thuộc vào kích thước của tổng thể nghiên cứu, yêu cầu về số liệu (hiệu lực thống kê, mức ý nghĩa, mức độ sai khác cần phát hiện khi cần so sánh) và khả năng của người nghiên cứu (kinh phí, thời gian, trang thiết bị và nhân lực). Với yếu tố thứ 3, nguyên tắc là tối đa kích thước mẫu trong khả năng của mình.
Như đã đề cập, thu mẫu tức là nhằm thu thập số liệu cần thiết từ mẫu để qua các thơng số thống kê tính tốn được ước lượng tổng thể nghiên cứụ Kết quả sẽ chính xác nếu tất cả các đơn vị cấu thành tổng thể đều được thụ Tuy nhiên, điều này hiếm khi khả thi trong thực tế. Chính vì thế, kích thước của mẫu phải được xem xét trong mối tương quan với kích thước của tổng thể. Giả sử ta cĩ một đàn Cua Scylla paramamosain mẹ gồm 262 con sẽ sử dụng để thực hiện một chương trình chọn giống. Nếu muốn ước tính sức sinh sản trung bình của mỗi cá thể trong đàn này để chuẩn bị cơ sở vật chất như bể ấp, bể đẻ, bể ương và ao nuơi khi tiến hành chọn giống ta cĩ thể tiến hành thu mẫu từ đàn này và cho đẻ thử theo một qui trình đã lựa chọn. Giả sử ta chọn ngẫu nhiên 35 con. Như vậy ta đã sử dụng 13,4% số đơn vị của tổng thể nghiên cứụ Nhưng một người làm nghiên cứu khác, muốn ước tính sức sinh sản trung bình của lồi cua này ở rừng ngập mặn Cần Giờ nếu chỉ sử dụng cùng một kích thước mẫu (n = 35) cho nghiên cứu của mình thì chưa chắc số liệu đã đủ độ tin cậy, đặc biệt khi tính ngẫu nhiên khi thu mẫu khơng được bảo đảm. Ví dụ như ngay tại điểm thu mẫu đầu tiên ở Long Thạnh (một trong nhiều xã ở Cần Giờ) đã bắt được hơn 35 con rồị Trong thực tế, rất khĩ cĩ thể biết được kích thước của tổng thể mặc dù cũng cĩ các phương pháp ước đốn, ví dụ như chỉ số Lincoln (Fowler et al. 2002).
Chỉ số Lincoln (Lincoln Index – LI) dùng để ước đốn số lượng các cá thể cĩ trong một quần thể nhất định. Mẫu được thu 2 lần, đều hồn tồn ngẫu nhiên. Lần thứ 1, đánh dấu tồn bộ các cá thể thu được, sau đĩ đem thả lại vào mơi trường. Lần thứ 2, sau một khoảng một thời gian nhất
định, thu lại và căn cứ trên số lượng các cá thể bị đánh dấu cĩ trong đợt này mà qui ra tổng số cá thể của quần thể. LI = r n N ) ( × trong đĩ n: tổng số cá thể thu lần 1 N: tổng số cá thể thu lần 2
r: số cá thể đã được đánh dấu cĩ trong lần thu 2
S.Ẹ = 3 2 ) ( r r N N n × − CI 95% = ± S.Ẹ×1,96
Ta cũng cĩ thể ứng dụng nguyên tắc này để tiến hành nghiên cứu hoạt động khai thác các đối tượng trên một khu vực xác định với điều kiện đối tượng nghiên cứu khơng phải là loại cĩ khả năng di chuyển rộng hoặc cĩ vùng phân bố tương đối tập trung.
Nếu ta cĩ thể thu được ngẫu nhiên khoảng 10% tổng thể, kết quả nghiên cứu sẽ cĩ độ tin cậy caọ Khi khơng thể ước đốn được kích thước của tổng thể, phải dựa vào phương sai và yêu cầu về số liệu để tính kích thước mẫu cần thiết để đảm bảo ước lượng ta sẽ thực hiện là chính xác (95% độ tin cậy). Phương sai thể hiện mức độ khác biệt giữa các đơn vị cấu thành tổng thể và cĩ thể lấy được từ các nghiên cứu trước trên cùng đối tượng hoặc qua một nghiên cứu sơ bộ mang tính thí điểm. Cơng thức tính kích thước mẫu như sau:
N ≥ 222
d zσ
Trong đĩ z chính là giá trị lấy từ phân phối chuẩn. Với độ tin cậy là 95%, z = 1,96. Như vậy z2
sẽ xấp xỉ bằng 4 (Manly 2001). Phương sai của tổng thể (σ2) cĩ thể ước lượng bằng cách lấy phương sai của mẫu (s2) trong các nghiên cứu trước hoặc nghiên cứu sơ bộ. Cịn d chính là sai số cho phép giữa trung bình của mẫu sẽ thu và trung bình của tổng thể. Sai số này khơng tính bằng % mà tính bằng đơn vị đo đạc cụ thể.