Phán đốn, giả thuyết

Một phần của tài liệu Phương pháp nghiên cứu khoa học trong nuôi trồng thủy sản (Trang 29 - 30)

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU

2.2.3 Phán đốn, giả thuyết

Mỗi một mơ hình lý thuyết được xây dựng trên cơ sở của một hoặc một nhóm giả thuyết. Giả thuyết (hypothesis) tức là các phán đốn (prediction) về sự kiện/mối quan hệ chưa biết/chưa quan sát ñược. Giả thuyết phải dựa trên một mơ hình lý thuyết cụ thể giải thích hiện tượng quan sát được. Hiểu biết chung về sinh học, về ñối tượng nghiên cứu và tương tác giữa ñối tượng với các thành phần khác trong môi trường rất quan trọng trong việc xây dựng giả thuyết. Khi xây dựng giả thuyết cần phải xem xét đến khả năng kiểm chứng nó. Có những giả thuyết khó kiểm chứng hoặc khơng thể kiểm chứng được trong thực tế (ví dụ khơng cho tơm Sú mẹ ở tự nhiên tiếp xúc với nền ñáy ñể xem yếu tố dinh dưỡng hay mơi trường có tác dụng chính trong việc thành thục của tơm mẹ).

Một khi đã có được giả thuyết, cơng việc tiếp theo là chứng minh giả thuyết đó đúng bằng phép qui nạp (Popper 1968). Tuy nhiên trong thực tế, việc chứng minh một giả thuyết sai dễ hơn nhiều so với chứng minh nó đúng. Khi muốn chứng minh ñúng ta phải thu thập mọi bằng chứng giúp kết luận nó đúng. ðiều này khó đạt ñược trong thực tế. Nhưng nếu muốn chứng minh một giả thuyết là sai, ta chỉ cần tìm một bằng chứng phản bác nó là xong. Vì thế người ta dùng phép “chứng minh

sai” (falsificationist procedure) bằng cách ñưa ra một giả thuyết thứ 2 ñối nghịch với giả thuyết của

mình. Sau đó tìm các chứng minh rằng giả thuyết thứ 2 này là saị Nói cách khác, ta khơng chứng minh giả thuyết của mình là đúng mà chứng minh giả thuyết đối nghịch với nó là saị

Trong kiểm ñịnh thống kê, giả thuyết thứ 2 ñối nghịch với giả thuyết do người nghiên cứu ñề nghị gọi là giả thuyết vô hiệu (H0 – null hypothesis). Cịn đối thuyết của nó (H1 – alternative hypothesis) chính là giả thuyết cần chứng minh. Xét về mặt logic, H0 phải bao gồm mọi quan sát (mà người nghiên cứu và phản biện nghĩ ra ra được) có thể loại bỏ giả thuyết nghiên cứu (xem ví dụ 2.3).

Một phần của tài liệu Phương pháp nghiên cứu khoa học trong nuôi trồng thủy sản (Trang 29 - 30)