Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý quy trình kiểm tra đánh giá môn ngữ văn ở các trường Trung học Cơ sở Quận An Hải, Hải Phòng (Trang 73 - 119)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.2. Nguyên nhân

Các nguyên nhân chính tác động đến công tác KTĐG kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh là :

+ Cán bộ quản lý tổ chuyên môn, giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác KTĐG kết quả học tập của học sinh.

+ Một số giáo viên chưa thực hiện chuẩn mực những quy định về quy chế kiểm tra đánh giá.

+ Việc tổ chức thực hiện công tác kiểm tra đánh giá còn nhiều lúng túng và chưa hợp lý

+ Sự kết hợp các hình thức, phương pháp trong KTĐG chưa phù hợp và hiệu quả.

+ Công tác kiểm tra của BGH với hoạt động kiểm tra đánh giá với giáo viên chưa chặt chẽ và thường xuyên.

Bảng 2.9: Nguyên nhân tác động đến công tác KTĐG kết quả học tập môn Ngữ văn

TT Nội dung SL %

1 Giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác KT ĐG kết quả học tập của học sinh

38 65,3 2 Giáo viên chưa nắm rõ quy chế kiểm tra và đánh giá 26 45,2 3 Giáo viên chưa thực hiện nghiêm túc quy chế kiểm tra

đánh giá 14 24.1

4 Việc tổ chức, hướng dẫn thực hiện quy chế thi, kiểm

tra chưa chi tiết, cụ thể 28 48,2

5 Qui trình tổ chức kỳ thi, kiểm tra chưa hợp lý 29 51.0 6 Sự phối hợp các hình thức, phương pháp KT ĐG

trong các kỳ thi chưa hiệu quả 22 37,9

7 Công tác kiểm tra thực hiện chưa chặt chẽ, thường

xuyên 25 43.1

Trong những năm qua, Phòng Giáo dục & Đào tạo Hải An đã có nhiều cố gắng trong việc chỉ đạo các nhà trường tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của học sinh, song kết quả thu được vẫn chưa được như mong muốn. Chất lượng các bài kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, các bài kiểm tra 1 tiết và bài kiểm tra học kỳ chưa cao, chất lượng chuyên môn

và hoạt động sư phạm của nhà trường vẫn chưa được đẩy mạnh. Những hạn chế này làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà trường nói riêng, chất lượng của toàn ngành nói chung, do vậy cần tăng cường tập trung đổi mới kiểm tra đánh giá phục vụ mục tiêu vì sự tiến bộ của học sinh.

Tiểu kết chương 2

Phòng Giáo dục & Đào tạo quận Hải An là đơn vị tích cực chỉ đạo các trường THCS thực hiện nghiêm túc đổi mới phương pháp giảng dạy, chuẩn kiến thức kĩ năng, đổi mới kiểm tra đánh giá. Là đơn vị tiên phong đi đầu toàn Thành phố có tổ Khảo thí của Phòng Giáo dục, có Hội đồng khoa học từ cấp quận đến cấp trường hoạt động hiệu quả. Là đơn vị đầu tiên viết và sử dụng phần mềm quản lí trực tuyến trong đó sổ điểm điện tử là một công cụ hiệu quả để triển khai nhiệm vụ kiểm tra đánh giá. Từ khi mới thành lập 2003 đến nay, khoảng thời gian chưa nhiều nhưng do chỉ đạo tốt công tác kiểm tra đánh giá, chất lượng giáo dục của toàn quận đã có những bước tiến đáng kể, được Sở Giáo dục & Đào tạo Hải Phòng xếp là đơn vị tốp đầu Thành phố đem lại niềm tin cho nhân dân và phụ huynh học sinh toàn quận. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục nói riêng, chất lượng giáo dục môn Ngữ văn nói riêng của toàn cấp THCS quận Hải An, Phòng Giáo dục& Đào tạo cần phải có các biện pháp tích cực hơn nữa trong công tác kiểm tra đánh giá mà yếu tố tác động quan trọng là con người. Đó chính là các nguyên nhân để làm tiền đề cho các giải pháp trong công tác quản lý trong chương 3 của tác giả.

CHƯƠNG 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ QUI TRÌNH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN NGỮ VĂN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

QUẬN HẢI AN, HẢI PHÒNG 3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp

3.1.1. Đảm báo tính khoa học

Để đạt được mục đích đặt ra đối với KTĐG nhất thiết phải có hoạt động quản lý. Quản lý là một khoa học và phải đảm bảo được 4 chức năng là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Vận dụng khoa học quản lý vào lĩnh vực KTĐG kết quả học tập của học sinh để quản lý tốt hoạt động này đòi hỏi người quản lý phải nắm vững kỹ năng quản lý và kỹ năng về KTĐG

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn

Để đảm bảo tính thực tiễn khi xây dựng các biện pháp quản lí quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn, tại chương 2 tác giả luận văn đã tham khảo các báo cáo tổng kết công tác Khảo thí của Phòng Giáo dục & Đào tạo quận Hải An và tiến hành điều tra khảo sát thực trạng công tác kiểm tra đánh giá và quản lí kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh THCS quận Hải An. Với số liệu đã thu thập được và tình hình thực tế về những mặt mạnh, yếu của công tác này là cơ sở vững chắc để tác giả luận văn đề xuất các biện pháp quản lý qui trình kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở quận Hải An, Hải Phòng.

3.1.3. Đảm bào tính hệ thống

Các nguyên tắc phải được tiến hành một cách khoa học, đồng bộ và phải được dựa trên những tri thức của khoa học quản lý giáo dục. Các nguyên tắc không nên mâu thuẫn, tách rời riêng lẻ mà phải hỗ trợ lẫn nhau trong mối quan hệ biện chứng chặt chẽ tạo thành một chỉnh thể thống nhất nhằm tác động tích cực đến các lĩnh vực đang quản lý, điều chỉnh hoạt động quản lý một cách toàn diện phù hợp với thực tiễn của nhà trường.

Tính hệ thống được thể hiện: các biện pháp đề ra phải được thực thi có hiệu quả từ cấp quản lý - Ban Giám Hiệu nhà trường- Tổ chuyên môn- Giáo viên- học sinh nhằm nâng cao chất lượng KT ĐG kết quả học tập.

3.1.4. Đảm bảo tính khả thi

Mục đích của quản lý hoạt động KTĐG là nghiên cứu xây dựng một môi trường KTĐG trong đó đạt được tất cả các tiêu chuẩn, mục tiêu đặt ra cho KTĐG: KTĐG thật sự chính xác, khách quan, công bằng và đặc biệt quan tâm đến người học làm sao để tạo được những điều kiện thuận lợi nhất cho người học. Để đảm bảo được tính mục đích, luận văn sẽ đề xuất một số biện pháp được xem như là các giải pháp thành phần có tính khả thi cần thực hiện trước.

Các biện pháp đưa ra phải được tuân thủ các nguyên tắc, quy trình KTĐG trên cơ sở đó sẽ góp phần làm cho công tác dạy và học của nhà trường ngày càng đạt kết quả cao.

3.2. Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh giá kết quả học tập của học sinh

3.2.1. Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức cho các Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên và học sinh về kiểm tra đánh giá giáo viên và học sinh về kiểm tra đánh giá

Nâng cao nhận thức kiểm tra đánh giá cho các bộ quản lý các tổ chuyên môn, giáo viên và học sinh là nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh, tạo động cơ tích cực nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục thời kì đổi mới.

3.2.1.1. Nâng cao nhận thức cho các tổ trưởng các tổ chuyên môn về công tác kiểm tra đánh giá

Mục đích : Tổ trưởng, tổ phó và các nhóm trưởng chuyên môn đóng vai

trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công tác kiểm tra đánh giá chung cho toàn trường. Tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng chuyên môn là người tổ chức, chỉ đạo cho các giáo viên và học sinh thực hiện tốt công tác KTĐG. Từ đó xây dựng quy trình KTĐG một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm

tình hình của nhà trường: lập kế hoạch kiểm tra đánh giá kịp thời khoa học. Tổ chức kiểm tra đánh giá khoa học, nghiêm túc. Chỉ đạo kiểm tra đánh giá toàn diện sát sao, khoa học. Điều chỉnh hoạt động KTĐG cho từng đối tượng.

Cách thức thực hiện : Dựa trên những yêu cầu chung của môn Ngữ

văn, kế hoạch tập huấn chuyên môn của Phòng Giáo dục & Đào tạo Hải An, Sở Giáo dục & Đào tạo Hải Phòng; Ban Giám hiệu xây dựng kế hoạch cử các Tổ trưởng, Tổ phó, nhóm trưởng chuyên môn đi tập huấn các chương trình bồi dưỡng đồng thời giao trách nhiệm cho Hiệu phó chuyên môn trực tiếp phụ trách công tác này.

Yêu cầu nhà trường hường xuyên cập nhật các văn bản chỉ đạo công tác KTĐG của Bộ GD & ĐT cũng như của Sở GD & ĐT Hải Phòng để triển khai tới đội ngũ cán bộ tổ chuyên môn, đồng thời kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở đội ngũ phải gương mẫu và thực hiện tốt các văn bản đó

Triển khai và cụ thể hoá nội dung, kế hoạch công tác KTĐG năm học tới cán bộ quản lý các tổ trong các đợt sinh hoạt chuyên môn. Trên cơ sở đó để họ xây dựng kế hoạch công tác KTĐG cho tổ chuyên môn.Trong các đợt thanh kiểm tra, thanh tra viên tư vấn thúc đẩy cho giáo viên trong công tác kiểm tra đánh giá…

3.2.1.2. Nâng cao năng lực cho giáo viên về công tác kiểm tra đánh giá

Mục đích : Giáo viên không những biết dạy cái gì, dạy như thế nào mà

họ còn phải biết kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Họ phải được bồi dưỡng, tập huấn và tự trau dồi các kiến thức về kiểm tra đánh giá để có thể tiến hành kiểm tra đánh giá hiệu quả. Đội ngũ giáo viên sẽ là lực lượng nòng cốt giúp công tác kiểm tra đánh giá đạt được hiệu quả.

Cách thức thực hiện: Phòng Giáo dục, Ban Giám hiệu nhà trường tổ

chức tập huấn tới giáo viên những nội dung sau:

- Tập huấn qui trình kiểm tra đánh giá cho giáo viên Ngữ văn.

- Tập huấn kĩ năng lập kế hoạch kiểm tra đánh giá, xây dựng mục tiêu cho môn học, đặc biệt quan tâm đến xây dựng mục tiêu cụ thể cho từng bài học.

- Tập huấn kỹ thuật viết câu hỏi kiểm tra đánh giá. Năng lực soạn đề kiểm tra của giáo viên còn nhiều hạn chế, họ chủ yếu xây dựng câu hỏi kiểm tra theo kinh nghiệm chứ không có tiêu chí xây dựng, đánh giá cụ thể cho các bài kiểm tra, do đó không có sự thống nhất, đồng đều về chất lượng câu hỏi. Giáo viên là người thường xuyên thực hiện công tác KTĐG cho nên họ càng phải thực sự hiểu điểm mạnh, yếu của chính họ trong công tác KTĐG để điều chỉnh. Trên cơ sở kế hoạch kiểm tra đánh giá củanhà trường, mỗi giáo viên phải xây dựng được kế hoạch kiểm tra đánh giá cho riêng môn Ngữ văn cụ thể, chi tiết. Căn cứ kế hoạch này, Ban Giám hiệu nhà trường tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch kiểm tra đánh giá của giáo viên. Kiểm tra đánh giá đúng thời gian, có chất lượng sẽ điều chỉnh được hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Trong quá trình kiểm tra, Ban Giám hiệu xử lý nghiêm túc các trường hợp vi phạm quy chế, động viên khích lệ và khen thưởng đối với các giáo viên có biện pháp tốt.

Ban Giám hiệu phải luôn có kế hoạch tổ chức thu thập thông tin phản hồi về công tác KTĐG từ người học và giáo viên để có những chỉ đạo kịp thời. Ngoài việc dự các lớp tập huấn của Phòng Giáo dục, của nhà trường tổ chức để bồi dưỡng năng lực kiểm tra đánh giá, giáo viên cũng phải có ý thức tự học hỏi để nâng cao nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá hiện nay.

3.2.1.3. Nâng cao nhận thức cho học sinh về công tác kiểm tra đánh giá

Mục đích: Về cơ bản đổi mới công tác kiểm tra đánh giá tại nhà trường

ngoài việc đổi mới phương thức quản lý, điều chỉnh hoạt động của giáo viên thì một chức năng rất quan trọng mà tác giả muốn tập trung nghiên cứu đó là phát huy các chức năng của công tác này đối với học sinh. Trên cơ sở đó giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học của mình.

Cách thức thực hiện: Tổ chức tuyên truyền về tầm quan trọng của kiểm

tra đánh giá thông qua các buổi sinh hoạt, hoạt động ngoại khoá của toàn trường. Một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng kiểm tra đánh giá chưa cao là nhận thức của học sinh về công tác này còn hạn chế. Các em chưa

nhận thức được đầy đủ về vai trò và các chức năng của kiểm tra đánh giá. Do vậy, nhiều học sinh chưa thực hiện việc kiểm tra đánh giá nghiêm túc và đa số chưa sử dụng được các lợi ích của kiểm tra đánh giá mang lại cho hoạt động học. Khi học sinh hiểu sâu sắc vai trò quan trọng, chức năng và nguyên tắc kiểm tra đánh giá kết quả học tập và tầm quan trọng của thông tin phản hồi của kiểm tra đánh giá đối với hoạt động học tập các em sẽ có thái độ nghiêm túc đối với kiểm tra đánh giá, coi hoạt động kiểm tra đánh giá là một hoạt động bổ ích, là phương tiện giúp các em đạt được mục đích học tập. Các em sẽ có thái độ, tâm lý thoải mái và tích cực, không còn sợ hãi những giờ kiểm tra như hiện nay. Các em sẽ chủ động thu nhận thông tin phản hồi từ kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động học của mình cho hiệu quả. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho học sinh về kiểm tra đánh giá là một yêu cầu quan trọng để nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá.

- Thầy cô dạy Ngữ văn có trách nhiệm công khai kế hoạch, nội dung kiểm tra ngay từ đầu học kỳ hoặc năm học để học sinh chủ động cho kế hoạch tập của mình và có kế hoạch phấn đấu trong học tập.

- Thầy cô có nhiệm vụ khuyến khích học sinh chủ động phát hiện và tìm cách khắc phục những điểm yếu trong nhận thức về nội dung môn học, khuyến khích các em trao đổi những điều chưa rõ với thầy cô thông qua các kênh thông tin của nhà trường và hộp thư trao đổi trên trang webside nhà trường.

- Hướng dẫn học sinh tự học, tự kiểm tra đánh giá để học sinh phát triển khả năng tự học theo mục tiêu môn học và tiêu chí đánh giá. Quan trọng nhất là khả năng tự học suốt đời- đây là quyền lợi sát thực đối với học sinh và cũng là trách nhiệm gắn liền với các em.

- Trong các buổi sinh hoạt, ngoại khoá…thầy cô và các bạn trong lớp tổ chức giới thiệu tài liệu tham khảo của môn Ngữ văn. Khuyến khích học sinh tìm tòi tham khảo và sưu tầm các tài liệu về Ngữ văn, hướng dẫn học sinh cách đọc và sử dụng có hiệu quả các tài liệu để từ đó điều chỉnh hoạt động học tập của mình.

- Khuyến khích học sinh chống lại các biểu hiện tiêu cực trong kiểm tra, nhắc nhở các em nghiêm túc thực hiện các qui định về kiểm tra đánh giá. Đồng thời xử lý nghiêm khắc các trường hợp học sinh vi phạm quy chế kiểm tra đánh giá.

3.2.2. Biện pháp 2. Xây dựng kế hoạch và tích cực tổ chức áp dụng quy trình kiểm tra đánh giá mới cho môn Ngữ văn kiểm tra đánh giá mới cho môn Ngữ văn

Mục đích.

Như chương 2 tác giả luận văn đã phân tích thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn và công tác quản lí của BGH nhà trường trong nhiệm vụ này: kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn chưa có kế hoạch và qui trình rõ ràng, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính vì thế nên hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá và chưa vì sự tiến bộ không ngừng của người được kiểm tra đánh giá. Tác giả luận văn đề xuất biện pháp 2 nhằm:

- Giúp giáo viên Ngữ văn có kĩ năng xây dựng kế hoạch và có một qui trình kiểm tra đánh giá mới và áp dụng hiệu quả trong kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn.

- Giúp BGH các trường THCS quận Hải An quản lí dễ dàng và hiệu quả

Một phần của tài liệu Quản lý quy trình kiểm tra đánh giá môn ngữ văn ở các trường Trung học Cơ sở Quận An Hải, Hải Phòng (Trang 73 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)